Hiển thị các bài đăng có nhãn ram. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ram. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015

Sự Khác Nhau Giữa Máy Trạm Và Máy Chủ

Để có thể phân biệt được giữa máy chủ và máy trạm thì các bạn có thể hiểu một cách đơn giản đó là máy chủ là một tập hợp các thiết bị có cấu hình lớn ví dụ như máy chủ có ổ cứng rất lớn để có thể lưu trữ dữ liệu và cho các máy khác truy xuất dữ liệu này, còn máy trạm thì chỉ có cái ổ cứng nhỏ chứa các phần mềm có nhiệm vụ trao đổi tín hiệu mà thôi.



Trên mạng hiện nay có vô số tài liệu liên quan đến máy trạm và máy chủ hay còn gọi là máy khác và máy chủ (Client/Server) nhưng đa số đều giải thích một cách trừu tượng khiến cho nhiều người cảm thấy khó phân biệt, ngay cả tôi cũng phải đọc đi đọc lại rất nhiều lần mới hiểu được đôi chút

Sự khác nhau giữa máy trạm và máy chủ?

Máy chủ: là một máy tính được nối mạng, nó quản lý tài nguyên của mạng, có IP tĩnh, có năng lực xử lý cao và trên máy đó người ta cài đặt các phần mềm để phục vụ cho các máy tính khác (máy trạm) truy cập để yêu cầu cung cấp các dịch vụ và tài nguyên. Máy chủ đôi khi còn được gọi là hệ thống cuối

Ví dụ như, một máy dịch vụ tập tin là một máy tính hoặc là một thiết bị chuyên dụng để lưu trữ các tập tin. Bất kỳ người sử dụng nào trên mạng cũng có thể lưu trữ các tập tin trên máy chủ. Máy chủ Server thì có mục đích phục vụ cho nhiều nhu cầu của nhiều người. Các yêu cầu này được gởi tới từ các client trong quá trình hoạt động nhằm để lấy các thông tin dùng chung mà vì lý do phân cấp quản lý dữ liệu tập trung và chính sách bảo mật mà phải lưu trữ trên máy chủ

Máy trạm (client): Một máy tính dành cho cá nhân sử dụng nhưng có cấu hình mạnh hơn, chạy nhanh hơn, và có nhiều khả năng hơn một máy tính cá nhân thông dụng. Máy trạm chủ yếu dành cho nhu cầu sử dụng doanh nghiệp hay chuyên nghiệp (hơn là dùng cho nhu cầu gia đình hay giải trí). Nó được thiết kế và cấu hình cho các ứng dụng kỹ thuật (CAD/CAM), phát triển phần mềm, các kiến trúc sư, nhà thiết kế đồ họa,… hay bất cứ ai có nhu cầu sức mạnh điện toán vừa phải, dung lượng bộ nhớ RAM lớn, và các khả năng đồ họa tương đối cao cấp.

Hai hệ điều hành thường được dùng cho máy trạm là Unix và Windows NT.

Máy trạm chỉ là một máy tính dùng phục vụ nhu cầu làm việc, học hành, vui chơi của con người mà mỗi Client tùy theo mục đích sử dụng thì được trang bị các tính năng và chương trình riêng.

Nội Dung Cần Phải Lưu Ý Khi Đăng ký Tên Miền

Tên miền là tên gọi của tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước chỉ dành cho tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước. Tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước có trách nhiệm đăng ký giữ chỗ với Trung tâm Internet Việt Nam để bảo vệ. 




Các chủ thể không được sử dụng những nội dung sau đây trong tên miền đăng ký:Có hạn chế nào khi lựa chọn tên miền không?

- Nội dung đi ngược lại với hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Nội dung xâm hại đến an ninh quốc gia hoặc xâm hại đến toàn vẹn lãnh thổ.

- Nội dung xâm hại đến truyền thống và lợi ích đất nước.

- Nội dung xúi giục bạo loạn hoặc gây mâu thuẫn giữa các dân tộc, xâm hại đến sự đoàn kết các dân tộc.

- Nội dung vi phạm chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước, tuyên truyền mê tín dị đoan.

- Nội dung gây tin đồn nhằm xâm hại đến trật tự xã hội hoặc ổn định xã hội.

- Nội dung tuyên truyền, phát tán văn hóa phẩm đồi trụy, khiêu dâm, cờ bạc, bạo lực.

- Nội dung xúc phạm, phỉ báng người khác hoặc xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác.

- Những nội dung khác bị pháp luật cấm.

Tên miền là tên gọi của tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước chỉ dành cho tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước. Tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước có trách nhiệm đăng ký giữ chỗ với Trung tâm Internet Việt Nam để bảo vệ. Tổ chức, cá nhân khác không phải là đối tượng nêu trên không được đăng ký, sử dụng các tên miền này.

Thuê Máy Chủ Giá Rẻ Quả Trị Dễ Dàng Dung Lượng Lớn

Quản trị mạng Bạn có thể tối đa hóa hiệu suất của máy chủ Linux bằng một số điều chỉnh. Trong bài này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một số mẹo điều chỉnh đó.



Hầu hết các phân phối Linux server hoạt động khá so với các hệ thống độc quyền. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa rằng chúng ta không cần cải thiện hiệu suất máy chủ Linux. Trong thực tế, có rất nhiều cách có thể tăng đôi chút hiệu suất, dù bạn có sử dụng bất cứ hệ điều hành nào. Và trong bài viết này, chúng tôi muốn giới thiệu một số mẹo nhằm nâng cao hiệu suất cho các máy chủ Linux.

SELinux là một công cụ thường bị hiểu không đúng. Mục đích của nó là để nâng cao bảo mật máy chủ hoặc desktop. Sự xuất hiện của ở đây hoàn toàn có lý do. SELinux là một công cụ khá mạnh nhưng nếu không được cấu hình đúng cách, nó có thể tiêu tốn nhiều chu trình CPU và làm chậm thông lượng dữ liệu. Do đó nếu phân phối của bạn sử dụng SELinux, cần bảo đảm bạn hiểu biết về nó để có thể tinh chỉnh theo những nhu cầu cần thiết của mình.

 Biên dịch phần mềm từ nguồn:

Khi biên dịch phần mềm từ nguồn, bạn có thể biên dịch rất cụ thể đối với phần cứng hoặc nhu cầu của mình. Cách thức này đi với phần mềm chạy các dịch vụ và bản thân nhân kernel. Việc biên dịch phần mềm càng chi tiết theo phần cứng và nhu cầu cụ thể thì bạn càng tăng được hiệu suất cho hệ thống. Rõ ràng công việc này đòi hỏi bạn phải có một số kinh nghiệm nhất định trong việc cài đặt từ nguồn. Do đó cách tốt nhất mà chúng tôi khuyên bạn là nên bắt đầu với phương pháp này trên máy tính test trước.

Biện pháp này quan trọng cho cả vấn đề bảo mật và hiệu suất. Một số người hay bỏ qua các nâng cấp vì cho rằng chúng có thể phá vỡ phần mền đang hoạt động của họ. Nếu là một quản trị viên chuyên nghiệp, cách tốt nhất bạn nên làm là sử dụng một máy chủ test thử trước khi thực hiện trên máy tính sản xuất. Khi quá trình test đạt kết quả tốt, bạn có thể thực hiện cập nhật trên các máy tính sản xuất. Mặc dù vậy, từ kinh nghiệm cá nhân cho thấy, có rất ít vấn đề xảy ra với các nâng cấp phần mềm Linux.

Hạn chế sử dụng GUI:

Nếu thực sự cần nhiều hiệu suất ở mức có thể, bạn có thể thực hiện một trong hai thứ: Sử dụng cài đặt máy chủ ít giao diện GUI hoặc chạy máy chủ ở mức 3. Nếu cần GUI để khởi chạy, bạn sẽ không cần GUI đó tất cả thời gian còn lại. Chính vì vậy, thay vì chạy GDM hoặc KDM, bạn có thể chỉnh sửa mức chạy để quá trình khởi động dừng ở mức 3 – mức đăng nhập giao diện. Điều này không chỉ tiết kiệm được một số chu trình làm việc của CPU và bộ nhớ mà nó còn ngăn chặn những tấn công bảo mật lợi dụng việc chạy GUI trên máy chủ của bạn. Mỗi phân phối có các cách chỉnh sửa mức chạy khác nhau vì vậy bạn cần biết cách thực hiện trước khi thử thực hiện.

Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

Ý Nghĩa Các Thông Số Của Ram Server

Ram server hay còn được gọi là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên. RAM là nơi lưu trữ các chỉ lệnh của CPU, những ứng dụng đang hoạt động hay những dữ liệu mà CPU cần. Đây là linh kiện quyết định số lượng và kích cỡ chương trình được chạy hay xử lý vào cùng một lúc cũng như lượng dữ liệu có thể truyền tải, xử lý ngay tức thời.



Chúng ta cùng nhau tìm hiểu rõ hơn về ý nghĩa các thông số của Ram Server:

- DDR3 SDRAM (gọi tắt là DDR3): là công nghệ ram mới nhất và thông dụng nhất trên thị trường hiện nay, dựa trên thiết kế SDRAM (Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động đồng bộ - Synchronous Dynamic Random Access Memory), sử dụng tín hiệu xung nhịp để đồng bộ hóa mọi thứ. DDR là viết tắt của Double Data Rate - Tốc độ dữ liệu gấp đôi, có nghĩa là trong một xung nhịp có thể truyền được hai khối dữ liệu, nên tốc độ truyền dữ liệu nhanh gấp đôi.

- Capacity: Là lượng thông tin mà một ram có thể lưu trữ được, tùy theo từng ram mà có các loại capacity khác nhau như: 2GB, 4GB…

- ECC (Error Checking and Correction – kiểm tra và sửa lỗi): Đây là thành phần căn bản trong hệ thống máy chủ hiện nay. Có hai loại bộ nhớ ECC là unbuffered ECC và registered ECC. Sự khác nhau căn bản giữa 2 loại module bộ nhớ này là các lệnh truy xuất bộ nhớ đối với bộ nhớ unbuffered ECC là trực tiếp giữa khối điều khiển bộ nhớ và module bộ nhớ trong khi đối với bộ nhớ registered ECC, các lệnh truy xuất trước tiên được gửi đến register chip rồi sau đó mới được gửi đến các module nhớ. Xem thêm So sánh ram UDIMM và RDIMM.

- Bus: Gồm nhiều dây dẫn điện nhỏ gộp lại, là hệ thống hành lang để dẫn dữ liệu từ các bộ phận trong máy tính (CPU, memory, IO devices). BUS có chứa năng như hệ thống ống dẫn nước, nơi nào ống to thì nước sẽ chạy qua nhiều hơn, còn sức nước mạnh hay yếu là do các bộ phận khác tạo ra. Hiện nay thông dụng là các loại RAM có bus 1333 và 1600, những loại có bus cao hơn thường xuất hiện ở những loại ram cao cấp như ram Supermicro, Ram Hynix,...

- CAS (Column Address Strobe) hay còn gọi là Độ trễ (Latency): Là thời gian được tính từ khi dòng lệnh được chuyển xuống thanh ram và nó hồi đáp lại cpu.

- Refresh Rate - Tần số làm tươi: Ram máy chủ được tạo nên bởi hàng trăm tế bào điện tử, mỗi tế bào này phải được nạp lại điện hàng nghìn lần mỗi giây vì nếu không dữ liệu chứa trong chúng sẽ bị mất. Chính vì vậy các bộ nhớ động cần phải có quá trình nạp lại, quá trình này vẫn thường được chúng ta gọi là “ refresh – làm tươi”.