Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

Nguồn Máy Chủ (PSU Server) Là Gì?

Các thiết bị điện tử gia dụng hay chuyên dùng không thể sử dụng trực tiếp dòng điện xoay chiều (AC) từ lưới điện được mà phải thông qua bộ chuyển đổi nhằm hạ thế và chuyển thành dòng điện một chiều (DC) cung cấp cho các linh kiện điện tử trong thiết bị đó. Các bộ chuyển đổi này được gọi chung là bộ nguồn của thiết bị. Không ngoại lệ, máy chủ cũng có bộ nguồn riêng của mình, vậy bộ nguồn chủ có gì khác biệt so với các bộ nguồn thông thường? Bài viết sau đây xin giới thiệu các kiến thức về nguồn máy chủ.



1. Đặc điểm

Nguồn máy chủ là loại nguồn phi tuyến, khác với nguồn tuyến tính ở chỗ:

Nguồn tuyến tính (thường cấu tạo bằng biến áp với cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp) cho điện áp đầu ra phụ thuộc vào điện áp đầu vào.

Nguồn phi tuyến cho điện áp đầu ra ổn định ít phụ thuộc vào điện áp đầu vào trong giới hạn nhất định cho phép.

2. Nguyên lý hoạt động

Từ nguồn điện dân dụng (110Vac/220Vac xoay chiều với tần số 50/60Hz) vào PSU qua các mạch lọc nhiễu loại bỏ các nhiễu cao tần, được nắn thành điện áp một chiều. Từ điện áp một chiều này được chuyển trở thành điện áp xoay chiều với tần số rất cao, qua một bộ biến áp hạ xuống thành điện áp xoay chiều tần số cao ở mức điện áp thấp hơn, từ đây được nắn trở lại thành một chiều. Sở dĩ phải có sự biến đổi xoay chiều thành một chiều rồi lại thành xoay chiều và trở lại một chiều do đặc tính của các biến áp: Đối với tần số cao thì kích thước biến áp nhỏ đi rất nhiều so với biến áp ở tần số điện dân dụng 50/60Hz.

Ở máy chủ, bạn có thể nhìn thấy PSU là một bộ phận có rất nhiều đầu dây dẫn ra khỏi nó và được cắm vào bo mạch chủ, các ổ đĩa, thậm chí cả các cạc đồ hoạ cao cấp. 

Nguồn máy chủ cung cấp đồng thời nhiều loại điện áp: +12V, - 12V, +5V, +3,3V... với dòng điện định mức lớn.

3. Vai trò

Nguồn máy chủ là một bộ phận rất quan trọng đối với một hệ thống máy chủ, tuy nhiên có nhiều người sử dụng lại ít quan tâm đến. Sự ổn định của một máy chủ ngoài các thiết bị chính (bo mạch chủ, bộ xử lý, bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên, ổ cứng...) phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn máy chủ bởi nó cung cấp năng lượng cho các thiết bị này hoạt động.

Một nguồn chất lượng kém, không cung cấp đủ công suất hoặc không ổn định sẽ có thể gây lên sự mất ổn định của hệ thống máy tính (cung cấp điện áp quá thấp cho các thiết bị, có nhiều nhiễu cao tần gây sai lệch các tín hiệu trong hệ thống), hư hỏng hoặc làm giảm tuổi thọ các thiết bị (nếu cung cấp điện áp đầu ra cao hơn điện áp định mức). 

4. Các kết nối đầu ra

Nguồn máy chủ không thể thiếu các đầu dây cắm cho các thiết bị sử dụng năng lượng cung cấp từ nó. Các kết nối đầu ra của nguồn máy chủ bao gồm:

Đầu cắm vào bo mạch chủ (Motherboard Connector): Là đầu cắm có 20 hoặc 24 chân - Tuỳ thể loại bo mạch chủ sử dụng. Phiên bản khác của đầu cắm này là 20+4 chân: Phù hợp cho cả bo mạch dùng 20 và 24 chân.

Đầu cắm cấp nguồn cho bộ xử lý trung tâm (CPU) (+12V Power Connector): Có hai loại: Loại bốn chân và loại tám chân (thông dụng là bốn chân, các nguồn mới thiết kế cho các bo mạch chủ đời mới sử dụng loại tám chân.

Đầu cắm cho ổ cứng, ổ quang (giao tiếp ATA) (Peripheral Connector): Gồm bốn chân.

Đầu cắm cho ổ đĩa mềm: Gồm bốn chân.

Đầu cắm cho ổ cứng, ổ quang giao tiếp SATA: Gồm bốn dây.

Đầu cắm cho các cạc đồ hoạ cao cấp: Gồm sáu chân.

(Lưu ý: Một số đầu cắm khác đã có ở các nguồn thế hệ cũ (chuẩn AT) đã được loại bỏ trên mười năm, không được đưa vào đây)

Các đầu cắm cho bo mạch chủ và thiết bị ngoại vi được nối với các dây dẫn màu để phân biệt đường điện áp, thông thường các dây dẫn này được hàn trực tiếp vào bản mạch của nguồn. Tuy nhiên có một số nhà sản xuất đã thay thế việc hàn sẵn vào bản mạch của nguồn bằng cách thiết kế các đầu cắm nối vào nguồn. Việc cắm nối có ưu điểm là loại bỏ các dây không cần dùng đến để tránh quá nhiều dây nối trong thùng máy gây cản trở luồng gió lưu thông trong thùng máy, nhưng theo tác giả (TMA) thì nó cũng có nhược điểm: Tạo thêm một sự tiếp xúc thứ hai trong quá trình truyền dẫn điện, điều này làm tăng điện trở và có thể gây nóng, tiếp xúc kém dẫn đến không thuận lợi cho quá trình truyền dẫn.

5. Công suất và hiệu suất

Công suất nguồn được tính trên nhiều mặt: Công suất cung cấp, công suất tiêu thụ và công suất tối đa...Hiệu suất của nguồn thường không được ghi trên nhãn hoặc không được cung cấp khi nguồn máy chủ được bán cho người tiêu dùng, do đó cần lưu ý đến cả hai thông số này.


5.1. Công suất

Công suất tiêu thụ: Là công suất mà một nguồn máy chủ tiêu thụ với nguồn điện dân dụng. Công suất tiêu thụ được tính bằng W (đọc là "oát") là công suất mà người sử dụng máy chủ phải trả tiền cho nhà cung cấp điện

Công suất cung cấp của nguồn được tính bằng tổng công suất mà nguồn cấp cho bo mạch chủ, CPU và các thiết bị hoạt động. Công suất cung cấp thường phụ thuộc vào số lượng và các đặc tính làm việc của thiết bị. Công suất cung cấp thường nhỏ hơn công suất cực đại của nguồn.

Công suất cung cấp của nguồn máy chủ ở các thời điểm và chế độ làm việc khác nhau là khác nhau, nó không bình quân và trung bình như nhiều người hiểu. Các thiết bị thường xuyên thay đổi công suất tiêu thụ thường là:

- CPU: Có nhiều chế độ tiêu thụ nhất: Khi làm việc ít, khi giảm tốc độ, khi làm việc tối đa.

- Chipset cầu bắc (NB): linh kiện tiêu thụ năng lượng nhiều nhất trên bo mạch chủ, nếu bo mạch chủ tích hợp sẵn cạc đồ hoạ thì chipset cầu bắc tiêu tốn năng lượng hơn, và giao động mức tiêu thụ tuỳ theo chế độ đồ hoạ.

- Các quạt trong máy tính nếu có cơ chế tự động điều chỉnh tốc độ theo nhiệt độ của hệ thống.

5.2. Hiệu suất

Hiệu suất của nguồn máy chủ được xác định bằng hiệu số giữa công suất cung cấp và công suất tiêu thụ của nguồn.

Mọi thiết bị chuyển đổi năng lượng từ các dạng khác nhau đều không thể đạt hiệu suất 100%, phần năng lượng bị mất đi đó bị biến thành các dạng năng lượng khác không mong muốn (cơ năng, nhiệt năng, từ trường, điện trường...) do đó hiệu suất của một thiết bị rất quan trọng.

Trong nguồn máy chủ, năng lượng tiêu hao không mong muốn chủ yếu là nhiệt năng và từ trường, điện trường.

6. Bộ nguồn máy tính tốt

- Nếu như đáp ứng được các yếu tố sau:

- Sự ổn định của điện áp đầu ra: không sai lệch quá -5 đến + 5% so với điện áp danh định khi mà nguồn hoạt động đến công suất thiết kế.

- Điện áp đầu ra là bằng phẳng, không nhiễu.

- Hiệu suất làm việc cao, đạt trên 80% (Công suất đầu ra/đầu vào đạt >80%)

- Nguồn không gây ra từ trường, điện trường, nhiễu sang các bộ phận khác xung quanh nó và phải chịu đựng được từ trường, điện trường, nhiễu từ các vật khác xung quanh tác động đến nó.

- Khi hoạt động toả ít nhiệt, gây rung, ồn nhỏ.

- Các dây nối đầu ra đa dạng, nhiều chuẩn chân cắm, được bọc dây gọn gàng và chống nhiễu.

- Đảm bảo hoạt động ổn định với công suất thiết kế trong một thời gian hoạt động dài

- Dải điện áp đầu vào càng rộng càng tốt, đa số các nguồn chất lượng cao có dải điện áp đầu vào từ 90 đến 260Vac, tần số 50/60 Hz.

Giải Pháp Tủ Rack Giúp Tiết Kiệm Chi Phí Điện Năng Server

Trong quá khứ, rất nhiều trung tâm dữ liệu khi triển khai hệ thống tủ rack chứa máy chủ hầu như chỉ quan tâm tới chức năng cơ bản nhất – chứa thiết bị, các luồng lưu thông không khí và chi phí triển khai của toàn hệ thống. Ngày nay, việc áp dụng các công nghệ mới cùng những ứng dụng mật độ cao đang gây nên những mối quan tâm lớn về khả năng đáp ứng của các hệ thống tủ rack thiết bị. Những vấn đề trên cùng với việc chi phí năng lượng quá cao đòi hỏi phải có sự gắn kết giữa việc triển khai hệ thống tủ rack với chiến lược chung của trung tâm dữ liệu.



IDC ước tính cứ mỗi 1 USD cho thiết bị mới, trung tâm dữ liệu phải tiêu tốn thêm 0.50 USD chi phí năng lượng và làm mát thiết bị, gấp đôi so với 5 năm trước đây. Giảm thiểu chi phí vận hành là mối quan tâm lớn nhất của tất cả các CTO và những người quản trị trung tâm dữ liệu. Khi mà hệ thống làm lạnh tiêu tốn một lượng điện khổng lồ trong các trung tâm dữ liệu, chiến lược triển khai hệ thống tủ rack cần có một tầm quan trọng nhất định trong chiến lược vận hành và sử dụng điện của toàn trung tâm dữ liệu. Những năm sắp tới hầu như những tổ chức lớn và trung bình đều sẽ áp dụng công nghệ ảo hóa cùng các máy chủ công nghệ cao hơn. Một khi chi phí năng lượng tiếp tục gia tăng mà các trung tâm dữ liệu càng phải mở rộng và phát triển, các công ty sẽ phải xem xét lại cơ sở hạ tầng của họ để có được chiến lược tốt nhất giải quyết bài toán chi phí này.

Trong một nghiên cứu gần đây của Uptime về khả năng làm lạnh trong các trung tâm dữ liệu, 39% các nhà quản trị cho rằng trung tâm dữ liệu của họ sẽ không còn khả năng làm lạnh trong 12-24 tháng tới, 21% trả lời trong 12-60 tháng. Năng lượng sử dụng để làm lạnh trong trung tâm dữ liệu vượt xa lượng điện cần thiết để vận hành toàn bộ thiết bị. Tổng lượng điện sử dụng trong trung tâm dữ liệu sẽ nhanh chóng đạt tới công suất tối đa, tạo ra những điểm nóng quan trọng mà cần phải có những giải pháp làm lạnh hiệu quả hơn. Cũng theo một nghiên cứu khác của Uptime, 42% các nhà quản trị trung tâm dữ liệu cho rằng sẽ vượt qua công suất điện tối đa trong 12-24 tháng tới và 23% dự kiến trong vòng 24-60 tháng. Do đó việc quan tâm tới hiệu quả sử dụng điện trong trung tâm dữ liệu rõ ràng là rất quan trọng.

Hệ thống tủ rack chứa máy chủ là một trong những phần quan trọng nhất của một trung tâm dữ liệu. Mặc dù hình dạng các loại tủ rack của mỗi hãng mỗi khác nhau nhưng những yếu tố quan trọng nhất vẫn phải được bảo đảm: thép được hàn và gấp khúc, tính an ninh cho máy chủ, switch, và các kết nối bên trong. Các loại tủ rack này đa dạng với nhiều kích thước cùng khả năng lắp đặt hệ thống quản lý cáp và các thanh quản lý nguồn thường được khách hàng chọn lựa theo nhu cầu của họ.

Ở mức độ đơn giản nhất, tủ rack chứa máy chủ chỉ là một chiếc tủ được thiết kế và sản xuất theo tiêu chuẩn. Tuy nhiên, có lẽ không có thiết bị nào trong trung tâm dữ liệu nào quan trọng bằng những tủ rack này vì tất cả thiết bị khác đều nằm bên trong và được nó bảo vệ. Mặc dù không tiêu thụ điện năng, nhưng hệ thống tủ rack lại ảnh hưởng rất lớn tới khả năng sử dụng điện của toàn bộ trung tâm dữ liệu.

Các lối đi nóng/lạnh

Được xây dựng bởi Robert Sullivan của tổ chức Uptime, mô hình các lối đi nóng/lạnh được sử dụng nhiều nhất trong cách bố trí hệ thống tủ rack trong trung tâm dữ liệu hiện nay trên thế giới. Mô hình này sử dụng những thiết bị làm lạnh, quạt và sàn nâng để làm lạnh cho toàn hệ thống bằng cách tách các đường lưu chuyển không khí ra thành luồng khí lạnh vào và luồng khí nóng ra.

Trong mô hình này, tủ rack được đặt bên cạnh nhau thành từng hàng, trên một hệ thống sàn nâng lớn. Phía trước của mỗi hàng tủ hình thành một lối đi lạnh, dựa vào nguyên lý tản nhiệt từ trước ra sau của hầu hết thiết bị IT. Những thiết bị làm lạnh được đặt ở vị trí xung quanh phòng sẽ đẩy không khí lạnh dưới sàn nâng và thông qua những lối đi khí lạnh sẽ đi qua những thiết bị bên trong tủ. Khi không khí di chuyển qua các thiết bị, nó nóng lên và cuối cùng đi vào các lối đi khí nóng, cuối cùng sẽ được chuyển vào thiết bị xử lý không khí.

Những phiên bản tủ rack trước đây thường được thiết kế với của trước bằng mica, nay đã trở nên lỗi thời với việc áp dụng mô hình các lối đi nóng/lạnh; các loại tủ cửa lưới tỏ ra phù hợp nhất với phương thức thiết kế này. Chính vì thế, hiện nay cửa lưới là tiêu chuẩn cho hầu hết các tủ rack chứa máy chủ trên thế giới. Tuy nhiên, tỷ lệ thông thoáng trên bề mặt cửa vẫn là một vấn đề được tranh luận rất nhiều (Tủ đựng máy chủ Hp có độ thông thoáng trên bế mặt cửa là 65% trong khi hầu như các nhà sản xuất khác đều có tỷ lệ này là 80%)

Ngoài cửa lưới, các bộ phận còn lại của tủ rack cũng đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng các luồng khí. Các phụ kiện này phải được thiết kế sao cho không cản trở dòng không khí đi vào hoặc đi ra tủ. Những tấm chắn (Blanking panel) rất quan trọng trong việc ngăn không khí nóng trở vào thiết bị trong tủ (những tấm chắn này được lắp đặt dọc trên thanh gấn thiết bị chuẩn EIA ở tại các vị trí còn trống).

Tủ rack cửa mica và cửa lưới

Việc xây dựng hệ thống tủ rack không dừng lại ở việc lắp đặt tủ, phụ kiện. Thiết kế các lối đi nóng/lạnh còn bắt buộc nhà quản trị trung tâm dữ liệu phải đặc biệt quan tâm tới không gian, kích thước của những lối không khí di chuyển để chắc chắn rằng hệ thống làm lạnh đạt hiệu suất tối ưu. Để tạo ra các không gian này, những nhà quản trị trung tâm dữ liệu phải dự tính được vị trí lắp đặt của các hàng tủ, đặc biệt chú ý tới chiều sâu của tủ. Các tủ rack trước đây thường có chiều sâu từ 32" – 36". Tuy nhiên, khi các thiết bị ngày càng lớn hơn thì chiều sâu của những loại tủ rack này cũng từ từ được thay thế bằng 42". Ngày nay 42" là tiêu chuẩn phổ biến nhất trong trung tâm dữ liệu, thậm chí một vài nhà sản xuất còn tạo ra các loại tủ sâu 48". Khi các tủ rack sâu hơn, không gian bên trong cũng vì thế mà rộng hơn để có thể lắp thêm các loại phụ kiện như hệ thống quản lý cáp, thanh quản lý nguồn,…

Mặc dù mô hình các lối đi nóng/lạnh được sử dụng trong trung tâm dữ liệu trên toàn thế giới, nó không phải một giải pháp hoàn hảo. Những hệ thống có mật độ thiết bị vừa và cao thường gặp khó khăn trong mô hình này, bởi thiếu hệ thống làm lạnh chính xác. Thậm chí với việc hỗ trợ của các tấm chắn, các dòng khí nóng/lạnh dễ bị pha trộn. Vì thế sẽ cần nhiều không khí lạnh thổi vào các thiết bị trong tủ hơn dẫn tới tình trạng sử dụng quá nhiều điện năng cho quạt và hệ thống làm lạnh.

Kết luận

Hệ thống tủ rack, một trong những vấn đề cần suy nghĩ khi xây dựng trung tâm dữ liệu; không có giải pháp làm lạnh nào có thể tồn tại mà không có những tủ rack này. Rất nhiều nhà quản trị trung tâm dữ liệu nhấn mạnh rằng những phương pháp làm lạnh mới rất cần thiết trong chiến lược sử dụng nguồn điện. Chi phí tiết kiệm được thông qua phương thức làm lạnh mới này bắt nguồn một phần từ hệ thống tủ rack trong trung tâm dữ liệu của bạn.

Server Máy Chủ 1U Là Gì?

Server (máy chủ) 1U là một thuật ngữ kỹ thuật nói tắt của Rack Mount máy chủ dạng 1U, Rack Mount là thiết bị bao quanh bên ngoài server ( máy chủ ) còn gọi là thùng máy, nó có chức năng bảo vệ các phần cứng bên trong server (máy chủ).



Rack-Mount máy chủ  được xếp hạng dựa 1 trên đơn vị gọi là U (gồm nhiều dạng như 1U, 2U, 3U, 4U, 5U, 6U, 7U). U là đơn vị mà các nhà sản xuất qui ước dùng để đo chiều cao của thiết bị, 1U là đơn vị đo kích thước nhỏ nhất trong Rack-Mount máy chủ 1U = 1,75 inch = 4.45 cm (1 inch = 2,54cm) , được ghi theo thứ tự W, H, D (W=Width=bề rộng, H=Height= chiều cao, D=Depth=Chiều sâu). Trong các loại Rack-Mount thì W và H đều giống nhau giữa các U và các hãng chỉ phân biệt nhau bởi chiều sâu.

Máy chủ 1U có 3 kích thước chính: ( W x H x D) 

19" x 1.75" x 17.7"  
19" x 1.75" x 19.7" 
19" x 1.75" x 21.5

Server ( máy chủ )1Ucó cơ sở hạ tầng thường là 2 CPU (multi core), 16 DIMM (4 Gig Memory cho mổi DIMM), 4 NIC (Network Interface Card), 4 HD (Hard Drive), 2 Power Supply, 8 Fan (quạt)… 

Hiện nay có khá nhiều loại Máy chủ 1U trên thị trương với đa dạng nhãn hiệu có bổ sung thêm nhiều chức năng mới như loại Máy chủ 1U gắn được 2 HDD, Máy chủ 1U hỗ trợ 2HDD, Máy chủ 1Ugắn được 4HDD hotswap…

Chọn Chassis Máy Chủ (Server) Phù Hợp Cho Doanh Nghiệp

Chassis máy chủ (server) hay case máy chủ là một thuật ngữ để chỉ thiết bị phần cứng của máy chủ. Hiểu đơn giản đó là thùng máy bao quanh bên ngoài server, bảo vệ tất cả các phần cứng bên trong hay chúng ta vẫn thường gọi là case đối với các PC. Chính vì việc đảm nhiệm chức năng bảo vệ quan trọng đó mà các doanh nghiệp cần phải biết chọn chassis máy chủ (case máy chủ) sao cho phù hợp và tiết kiệm nhất.



Các dạng chassic máy chủ (case máy chủ)

Trước khi tìm hiểu việc các doanh nghiệp nên dùng những loại chassis nào cho phù hợp thì chúng ta nên biết một chút thông tin về các dạng chassis máy chủ (case máy chủ).

Thông thường máy chủ hiện nay có 3 dạng chassic:

Tower: đây là thùng máy dạng đứng kiểu truyền thống, giống như các case cho PC.

Rack-mount: các rack-mount này thường nằm ngang, có nhiều giá đỡ bên trong, nhiều kích thước tiêu chuẩn và có thể kéo ra lắp vào dễ dàng như một hộc tủ.

Blade: đây là một kiến trúc mới thay thế cho những thiết kế máy chủ truyền thống như loại tower hoặc rack-mount máy chủ. Blade được thiết kế theo kiểu mô-đun, gọn nhẹ và lắp ráp dễ dàng.

Chọn chassic máy chủ (case máy chủ) phù hợp cho doanh nghiệp

- Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tổ chức hay các chi nhánh văn phòng có khoảng 1 hay 2 server thì chỉ cần sử dụng chassis máy chủ (case máy chủ) loại Tower là được. Dạng này thường được thiết kế để giảm thiểu chi phí nhưng vẫn cung cấp cho các doanh nghiệp có cảm giác quen thuộc như việc sử dụng case PC thông thường.

- Đối với các doanh nghiệp có hạ tầng server lớn hơn, cần lắp ráp server sao cho gọn nhẹ và không chiếm quá nhiều không gian làm việc thì việc sử dụng chassis máy chủ (case máy chủ) kiểu Rack-mount máy chủ là hợp lý nhất. Bởi vì kiểu chassis máy chủ (case máy chủ) này thường được thiết kế với khả năng linh hoạt cao, nhỏ gọn, tiết kiệm không gian và dễ sử dụng.

- Ngoài ra, nếu là các doanh nghiệp có sử dụng hệ thống máy chủ dày đặt, thì tốt hơn hết doanh nghiệp nên sử dụng chassis máy chủ(case máy chủ) loại Blade có kiến trúc mới này. Blade chassis có thể dùng chung nguồn điện và hệ thống làm mát, nhờ vậy máy chủ sẽ có kích thước nhỏ gọn, mạnh và rẻ tiền hơn những hệ thống máy chủ truyền thống. Bên cạnh đó, nó cũng cung cấp một sức mạnh nền tảng để quản lý mạng lưới và hạ tầng làm mát cho nhiều server một cách hiệu quả.

Ram Máy Chủ Server Là Gì

Ram máy chủ (server) hay còn được gọi là  bộ nhớ máy chủ là 1 thuật ngữ kỹ thuật dùng để chỉ 1 linh kiện trong hệ điều hành máy tính, Ram máy chủ thường sử dụng trong hệ thống máy chủ hay system máy chủ.  Ram máy chủ là linh kiện khá quan trọng vì nó quyết định số lượng và kích cỡ chương trình được chạy hay xử lý vào cùng một lúc cũng như lượng dữ liệu có thể truyền tải, xử lý ngay tức thời.



Có khá nhiều loại Ram trên thị trường với nhiều hãng sản xuất khác nhau, về cơ bản thì Ram có 2 loại chính là  SDR (Single Data Rate) SDRAM  và DDR (Double Data Rate) SDRAM. Cấu trúc của hai loại Ram server này khá giống nhau, nhưng DDR có khả năng truyền dữ liệu ở cả hai điểm lên và xuống của tín hiệu nên tốc độ nhanh gấp đôi. Riêng đối với các loại Ram máy chủ (server) thì  loại RAM có hỗ trợ ECC (Error Checking and Correction) hay gọi ngắn gọn là RAM DDR ECC được sử dụng phổ biến hơn cả nhất là trong hệ thống máy chủ dành cho doanh nghiệp. 

Ram máy chủ có chức năng ECC có khả năng kiểm tra và sửa lỗi cho từng bit riêng lẻ cho phép phát hiện và sửa lỗi kịp thời khi có lỗi xảy ra nhất là đối với máy chủ lưu lượng xử lý thông tin nhiều và cần  duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu và khả năng hoạt động liên tục cho máy là diều rất quan trọng, do đó Ram máy chủ có ECC được rất nhiều người lựa chọn. 

Các thông số của 1 Ram máy chủ:

- Tốc độ (speed): Là tốc độ hoạt động, xử lý dữ liệu của 1 Ram server. Hiện nay ở Việt Nam thông dụng các loại RAM có bus 1333 và 1600, những loại có bus cao hơn thường xuất hiện ở những loại cao cấp như Kingston HyperX, Corsair , Mushkin LV... 

- Độ trễ (Latency) hay còn gọi là CAS (Column Address Strobe) latency: là thời gian được tính từ khi dòng lệnh được chuyển xuống thanh ram và nó hồi đáp lại cpu. 

- Tần số làm tươi (Refresh Rate): Ram máy chủ được tạo nên bởi hàng trăm tế bào điện tử, mỗi tế bào này phải được nạp lại điện hàng nghìn lần mỗi giây vì nếu không dữ liệu chứa trong chúng sẽ bị mất. chính vì vậy các bộ nhớ động cần phải có quá trình nạp lại, quá trình này vẫn thường được chúng ta gọi là “ refresh – làm tươi”.

Ý Nghĩa Các Thông Số Của Ram Server

Ram server hay còn được gọi là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên. RAM là nơi lưu trữ các chỉ lệnh của CPU, những ứng dụng đang hoạt động hay những dữ liệu mà CPU cần. Đây là linh kiện quyết định số lượng và kích cỡ chương trình được chạy hay xử lý vào cùng một lúc cũng như lượng dữ liệu có thể truyền tải, xử lý ngay tức thời.



Chúng ta cùng nhau tìm hiểu rõ hơn về ý nghĩa các thông số của Ram Server:

- DDR3 SDRAM (gọi tắt là DDR3): là công nghệ ram mới nhất và thông dụng nhất trên thị trường hiện nay, dựa trên thiết kế SDRAM (Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động đồng bộ - Synchronous Dynamic Random Access Memory), sử dụng tín hiệu xung nhịp để đồng bộ hóa mọi thứ. DDR là viết tắt của Double Data Rate - Tốc độ dữ liệu gấp đôi, có nghĩa là trong một xung nhịp có thể truyền được hai khối dữ liệu, nên tốc độ truyền dữ liệu nhanh gấp đôi.

- Capacity: Là lượng thông tin mà một ram có thể lưu trữ được, tùy theo từng ram mà có các loại capacity khác nhau như: 2GB, 4GB…

- ECC (Error Checking and Correction – kiểm tra và sửa lỗi): Đây là thành phần căn bản trong hệ thống máy chủ hiện nay. Có hai loại bộ nhớ ECC là unbuffered ECC và registered ECC. Sự khác nhau căn bản giữa 2 loại module bộ nhớ này là các lệnh truy xuất bộ nhớ đối với bộ nhớ unbuffered ECC là trực tiếp giữa khối điều khiển bộ nhớ và module bộ nhớ trong khi đối với bộ nhớ registered ECC, các lệnh truy xuất trước tiên được gửi đến register chip rồi sau đó mới được gửi đến các module nhớ. Xem thêm So sánh ram UDIMM và RDIMM.

- Bus: Gồm nhiều dây dẫn điện nhỏ gộp lại, là hệ thống hành lang để dẫn dữ liệu từ các bộ phận trong máy tính (CPU, memory, IO devices). BUS có chứa năng như hệ thống ống dẫn nước, nơi nào ống to thì nước sẽ chạy qua nhiều hơn, còn sức nước mạnh hay yếu là do các bộ phận khác tạo ra. Hiện nay thông dụng là các loại RAM có bus 1333 và 1600, những loại có bus cao hơn thường xuất hiện ở những loại ram cao cấp như ram Supermicro, Ram Hynix,...

- CAS (Column Address Strobe) hay còn gọi là Độ trễ (Latency): Là thời gian được tính từ khi dòng lệnh được chuyển xuống thanh ram và nó hồi đáp lại cpu.

- Refresh Rate - Tần số làm tươi: Ram máy chủ được tạo nên bởi hàng trăm tế bào điện tử, mỗi tế bào này phải được nạp lại điện hàng nghìn lần mỗi giây vì nếu không dữ liệu chứa trong chúng sẽ bị mất. Chính vì vậy các bộ nhớ động cần phải có quá trình nạp lại, quá trình này vẫn thường được chúng ta gọi là “ refresh – làm tươi”.

Tìm Hiểu Cấu Tạo Của Main Server

Main server (main máy chủ, bo mạch chủ) là tên nói gọn lại của Mainboard server hay còn gọi là motherboard server. Main server đóng vai trò tạo ra một môi trường hoạt động ổn định  cho tất cả các thiết bị, linh kiện máy chủ khác. Nếu không có Main server thì các linh kiện máy chủ khác sẽ không thể liên kết lại với nhau, Main server đóng vai trò là trung gian giao tiếp giữa CPU server và các thiết bị khác của server . Vậy cấu tạo chi tiết của Main server gồm những bộ phận nào?



Chipset (bao gồm chipset bắc và chipset nam): Chipset trong main server giữ chức năng rất quan trọng. Chipset đưa dữ liệu từ đĩa cứng qua bộ nhớ rồi tới CPU, và đảm bảo các thiết bị ngoại vi và các card mở rộng đều có thể thể "nói chuyện" được với CPU và các thiết bị khác. Các nhà sản xuất main server còn đưa thêm các tính năng khác vào chipset như điều khiển RAID, cổng FireWire vào mỗi sê-ri bo mạch khác. Không những thế, chipset không chỉ giới hạn kiểu, tốc độ của CPU mà main server có thể "tải" được, loại bộ nhớ mà bạn có thể lắp đặt mà còn thêm vào các chức năng khác như tích hợp đồ họa, âm thanh, cổng USB. Các main server được thiết kế cho cùng loại chipset thì nói chung đều có các tính năng, hiệu năng tương tự nhau. Chính vì vậy, Chipset là yếu tố quan trọng khi bạn mua main server. 

BIOS: Thiết bị vào/ra cơ sở, rất quan trọng trong mỗi main server, chúng chứa thiết đặt các thông số làm việc của hệ thống. BIOS có thể được liên kết hàn dán trực tiếp vào main server hoặc có thể được cắm trên một đế cắm để có thể tháo rời. 

Socket: Socket chính là số chân cắm của CPU trên mainboard, loại soket của CPU mà bạn muốn mua phải phù hợp với loại mà mainboard hỗ trợ.  

CPU: Main server của bạn hỗ trợ bộ xử lý nào. Chuẩn khe cắm (socket) cho các bộ xử lý của AMD và Intel khác nhau nên bạn không thể cắm bộ xử lý của hãng này vào main server hỗ trợ bộ xử lý của hãng kia. Các bộ xử lý của cùng hãng cũng sử dụng khe cắm khác nhau nên trong nhiều trường hợp bạn cũng không thể nâng cấp được. Một yếu tố nữa là khả năng hỗ trợ tốc độ CPU tối đa mà main server có thể đáp ứng.  

Hệ thống bus: chỉ tần số hoạt động tối đa của đường giao tiếp dữ liệu của CPU mà main server hỗ trợ. Thường thì bus tốc độ cao sẽ hỗ trợ luôn các VXL chạy ở bus thấp hơn. 

Khe cắm ISA: khe cắm để gắn thêm các bo mạch mở rộng như bo mạch âm thanh hoặc hình ảnh. Loại khe cắm ISA giờ đây đã không còn được tích hợp trên bo mạch chủ do đã lỗi thời. 

Khe cắm PCI: trên main server có các khe cắm PCI dành để lắp thêm các thiết bị giao tiếp với máy tính như card âm thanh, modem gắn trong v.v…. 

Khe cắm PCI Express: Khe cắm chuẩn PCI Express hỗ trợ băng thông cao hơn 30 lần so với chuẩn PCI và thực sự có khả năng thay thế hoàn toàn khe cắm PCI lẫn AGP. 

Cổng P/S 2: Là cổng giao tiếp của các thiết bị ngoại vi đầu vào như chuột hoặc bàn phím. 

Cổng LPT: Thông thường đây là cổng kết nối của máy tính với máy in. 

Ngoài những bộ phận chính đã khể trên, Main server còn một số khe cắm và bộ phận khác như: Khe cắm RAM, khe IDE gắn HDD và CDROM, khe AGP, khe FDD, pin CMOS, cổng Net, cổng COM, cổng Pananel, cổng Serial…

Khi Nào Doanh Nghiệp Cần Trang Bị Máy Chủ?

Nhiều công ty đã triển khai "máy chủ” dành cho việc in ấn, chia sẻ file, e-mail v.v... Vậy đã đến lúc DN của bạn cần có máy chủ chưa?



Bài viết này không bắt đầu bằng một định nghĩa về máy chủ mà sẽ "kể lể" hơi dông dài về quá trình tiến hóa trong điện toán và quản lý thông tin trong doanh nghiệp (DN), dẫn đến nhu cầu cần một trung tâm phục vụ dữ liệu và tác vụ. Trung tâm này chính là máy chủ.

Khi DN vừa thành lập, việc chia sẻ thông tin có vẻ đơn giản: Mỗi người một máy tính; nếu muốn chia sẻ file, chỉ cần dùng bút nhớ (flashdrive) chép dữ liệu từ máy này và cắm vào máy khác. Tuy nhiên, sự chia sẻ sẽ đi vào "ngõ cụt" nếu như file của bạn đang nằm trong một máy tính bị tắt của đồng nghiệp. Hơn nữa, nếu bạn muốn in tài liệu, bạn chép file vào máy tính được gắn trực tiếp vào máy in. Thật mất công, cứ phải chạy đi chạy lại!

Chia sẻ thông qua router

Ngày nay, DN nhỏ muốn chia sẻ file và in qua mạng không nhất thiết phải mua bằng được những máy chủ trông "hoành tráng" hay được quảng cáo trên báo chí mà chỉ cần mua những chiếc hộp router nhỏ của LinkSys, DrayTek, Cisco v.v...

Công việc chia sẻ file và in ấn sẽ "dễ thở" hơn với thiết bị router. Chỉ với một cái hộp nhỏ và các dây cáp, các máy tính đã có thể "nhìn" thấy và chia sẻ file với nhau. Nếu công ty có đường truyền Internet ADSL, router cũng cho phép mọi người đều cùng vào mạng Internet. Việc in ấn cũng thoải mái hơn. Bạn có thể ngồi tại chỗ, ra lệnh in qua mạng. Và chiếc máy in nối với máy tính của một đồng nghiệp phía cuối phòng sẽ rục rịch chuyển động và in ra văn bản bạn cần.

Trở lại với chiếc máy in ở phía cuối phòng. Nếu anh chàng đồng nghiệp của bạn ra về và tắt máy, bạn sẽ không in được. Nhưng đó là chuyện của nhiều năm về trước. Ngày nay, các router tất-cả-trong-một (all-in-one) có cả ngõ kết nối trực tiếp với máy in. Và do đó, chiếc máy in sẽ luôn kết nối với router chạy đỏ đèn 24/7: Bạn không phải lo về chuyện không in qua mạng được. Những chiếc router đã ít nhiều đảm trách một số phần việc của các máy chủ.

Máy chủ giúp quản lý dữ liệu tập trung

Rồi sẽ đến lúc DN phát sinh nhu cầu lưu trữ tất cả các loại dữ liệu (e-mail, văn bản, tin nhắn, cuộc gọi điện thoại) vào cùng một nơi để có thể thiết lập các quyền hạn truy cập cũng như dễ dàng sao lưu dữ liệu dự phòng. Đó là lúc DN cần máy chủ.

Trước khi tìm mua máy chủ, nhà quản lý DN dù không chuyên về CNTT cũng cần nắm sơ khái niệm server (máy chủ). Thuật ngữ "server" bắt nguồn từ động từ "serve" mang nghĩa "phục vụ” hay danh từ "service" mang nghĩa "dịch vụ”. Server điển hình là một hệ thống máy tính, bao gồm cả phần cứng và phần mềm, chạy liên tục trên mạng (mạng trong nội bộ DN hay mạng toàn cầu Internet) và đợi các yêu cầu hay lệnh từ phía các máy tính khác trên cùng mạng đó để cung cấp các dịch vụ như xác thực người dùng, chia sẻ dữ liệu, in ấn, e-mail...

Thông thường, các kỹ thuật viên thường chia server ra làm 2 loại: server vật lý (physical server) chỉ "phần xác" hay phần cứng của hệ thống server; còn server phần mềm chỉ các giải pháp cho phép "lưu trữ, quản lý, gửi/nhận và xử lý dữ liệu" như Small Business Server, Exchange Server hay BizTalk Server 2003 của Microsoft.

Nhìn bề ngoài, server vật lý dạng tháp (tower) trông giống như một máy để bàn (desktop) nhưng phần ruột của server được thiết kế chuyên biệt cho ứng dụng máy chủ. Theo HP, so với desktop, các server được sản xuất và thiết kế nhằm đạt được hiệu năng cao hơn nhiều (tính ổn định bền bỉ, khả năng xử lý dữ liệu); có thể mở rộng để hình thành các hệ thống sao lưu dữ liệu (data backup) và bảo mật; đồng thời sẵn sàng cho những đợt nâng cấp nhằm tăng năng lực xử lý dữ liệu để đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT tăng dần trong tương lai của DN. Vì vậy, server thường có giá cao hơn hẳn so với máy để bàn. Hiện các server thương hiệu Việt thường có giá xấp xỉ 1.000 USD. Các server nước ngoài (Dell, HP, IBM, Intel, SuperMicro) cũng đã có mặt tại Việt Nam và đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng của DN Việt Nam.

Về các giải pháp server phần mềm, có lẽ Microsoft Small Business Server (SBS) 2003 là giải pháp phổ thông nhất hiện nay. Giải pháp này đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT vào kinh doanh của 75 người dùng trong một DN. Song song đó còn có bộ giải pháp Gsme của Lac Việt được xây dựng dựa trên SBS 2003, khai thác các tính năng về bảo mật tường lửa ISA Server 2003, cổng thông tin làm việc cộng tác Sharepoint Portal, hệ thống e-mail, lịch làm việc Exchange Server v.v...Việc ứng dụng SBS 2003 tỏ ra có nhiều lợi điểm, quan trọng nhất là số lượng chuyên viên mạng am hiểu về hệ thống của Microsoft tại Việt Nam hiện nay tương đối nhiều so với các công nghệ khác như Unix, Linux. Khi triển khai máy chủ, DN không chỉ quan tâm đến giá mà nên tính toán tổng chi phí sở hữu bao gồm phần cứng , phần mềm và chi phí cho nhân sự quản lý hệ thống.

Kết luận

Đối với các DN vừa và nhỏ, bạn có thể chưa triển khai các hệ thống quản trị DN ERP nhưng không có nghĩa là không cần server. Nếu DN chỉ có nhu cầu chia sẻ file và in qua mạng, những hộp router đa chức năng có lẽ là khoản chi phí đáng "đồng tiền bát gạo". Tuy nhiên, DN không thể không mua server nếu có nhu cầu quản lý và cung cấp, xử lý dữ liệu tập trung, triển khai các hệ thống e-mail, CRM, ERP, cơ sở dữ liệu, bảo mật, lưu trữ và thương mại điện tử. Một lưu ý nhỏ: Đối với các DN lớn, khi triển khai các hệ thống ERP lớn, DN nên chọn server theo hướng dẫn của nhà cung cấp giải pháp và nhà triển khai tích hợp hệ thống chứ không nên tự tìm mua server. Một lưu ý đáng chú ý cuối cùng: Nếu DN của bạn còn nhỏ và không muốn đầu tư nhiều vào phần cứng, DN có thể mua SBS 2003 cài đặt trên một desktop có cấu hình khá. Theo đánh giá của chúng tôi, máy chủ "tiết kiệm" này có thể chạy tốt trong 1 đến 2 năm trước khi DN có thể di dời toàn bộ hệ thống SBS 2003 qua một server vật lý đúng nghĩa một cách dễ dàng.

Máy chủ ngày nay có giá thành ngày càng hạ và hiệu năng tăng không ngừng. Điều này cho phép các sản phẩm máy chủ thương hiệu Việt ngày càng đến gần hơn với DN Việt Nam. Trong khi đó, DN Việt Nam cũng càng ngày càng nhận ra vai trò quan trọng của cơ sở dữ liệu, sao lưu dự phòng, bảo mật cũng như ứng dụng các hệ thống quản lý doanh nghiệp.

Nhiều năm qua, các bảng báo giá không chi tiết của các cửa hàng bán lẻ linh kiện máy tính vô tình đã hướng người tiêu dùng nói chung và DN nói riêng đến việc lựa chọn thiết bị và máy tính dùng cho DN chỉ theo một vài chỉ số kỹ thuật như dung lượng ổ cứng, bộ nhớ và xung nhịp của bộ xử lý. Nhưng hiệu năng tổng thể của máy tính còn thể hiện ở nhiều yếu tố khác như thiết kế thùng máy thông thoáng, tản nhiệt hiệu quả, bo mạch thiết kế hợp lý cùng các dịch vụ hậu mãi, bảo trì, thay thế linh kiện nhanh đi kèm v.v... 

Sự Khác Nhau Giữa SSD Server Và HHD Server

1.Cấu tạo

 HDD (Hard Disk Drive) server là ổ cứng truyền thống, dữ liệu được lưu trữ trên bề mặt các phiến đĩa tròn (Platters) làm bằng nhôm, thủy tinh hoặc gốm được phủ vật liệu từ tính. Ổ đĩa cứng HDD là loại bộ nhớ "non-volatile" giống như ổ cứng thể rắn SSD nhưng có cấu trúc hoàn toàn khác. Cấu trúc dữ liệu của ổ cứng HDD được phân chia thành Track (rãnh từ), Sector (cung từ), Cluster (liên cung). 

SSD (Solid State Drive) server là một loại ổ cứng thể rắn, được nghiên cứu và chế tạo nhằm cạnh tranh với các ổ cứng HDD truyền thống. Là loại ổ cứng được cấu thành từ nhiều chip nhớ Non-volatile memory chip (chip nhớ không thay đổi), ổ cứng SSD ghi và lưu dữ liệu trong các chip flash, nhờ vậy việc truy xuất dữ liệu gần như được diễn ra ngay tức khắc cho dù ổ cứng có bị phân mảnh sau một thời gian sử dụng.



2.Tuổi thọ

Ổ cứng là một thành phần quan trọng trong máy tính và cả trong hệ thống máy chủ (server). Mọi dữ liệu đều được lưu trữ trong ổ, việc mất đi nhiều dữ liệu quý giá của người sử dụng có thể xem là một sự cố hết sức nguy hiểm. Với ổ cứng HDD server, một thiết bị cơ điện tử, phần cơ qua năm tháng vận hành sẽ mòn dần và dẫn đến sự cố. Thời gian làm việc tối ưu đối với ổ cứng HDD là khoảng 4 năm. 

Nhưng ổ ứng SSD server thì lại khác. Các chip nhớ flash thông thường có thể ghi/xóa 300.000 lần và với loại chip nhớ flash tốt nhất tuổi thọ lên đến 1.000.000 lần ghi/xóa. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất ổ SSD server cũng sử dụng nhiều giải pháp khác để kéo dài tuổi thọ. Vì thế, một ổ cứng SSD server có thể sử dụng tốt trong nhiều năm.

3.Kích thước

Được phát triển và sản xuất với mục đích dần thay thế cho ổ cứng HDD truyền thống nên ổ SSD cũng được chuẩn hoá thành 6 loại là: 5,25 inch dùng trong các máy tính các thế hệ trước. 3,5 inch dùng cho các máy tính cá nhân, máy trạm, máy chủ. 2,5 inch dùng cho máy tính xách tay. 1,8 inch hoặc nhỏ hơn dùng trong các thiết bị kỹ thuật số cá nhân và PC Card. 1,0 inch dùng cho các thiết bị siêu nhỏ (micro device). Ngoài kích thước thì trọng lượng của ổ SSD server cũng được đánh giá là nhẹ hơn so với ổ HDD server.

4.Độ tin cậy 

Do HDD server hoạt động dựa trên việc đọc ghi trên đĩa quay nên sẽ dễ có sai sót khi xảy ra lỗi cơ khí sau nhiều ngàn giờ hoạt động, các phiến đĩa có khả năng hư hỏng. Trong khi đó SSD server không có sự chuyển động, nên vấn đề mất dữ liệu khi ổ đĩa bị rung động là không có, không có lỗi về mặt cơ khí. Đặc biệt ổ SSD server còn có thể lưu trữ được trong môi trường khắc nghiệt với nhiệt độ từ - 60oC đến + 95oC. 

5.Điện năng tiêu thụ và tỏa nhiệt

SSD tiêu thụ điện ít hơn ổ HDD từ 30 - 60 % năng lượng, tiết kiệm từ 6 – 10 Watts do không cần thêm điện năng để làm quay các phiến đĩa và dịch chuyển đầu đọc/ghi. Chính vì vậy đây là lựa chọn phù hợp cho các server lưu trữ dữ liệu, thêm vào đó còn tiết kiệm hơn khi không cần đến các hệ thống tản nhiệt, làm mát tốn kém. 

6.Giá thành 

Với nhiều ưu điểm và tính năng vượt trội hơn, SSD server vì thế cũng đắt tiền hơn nhiều so với HDD server truyền thống. Đây chính là lợi thế cạnh tranh khiến ổ HDD server vẫn là lựa chọn chủ yếu của người sử dụng, và giá thành cao cũng là rào cản lớn khiến SSD server chưa được sử dụng rộng rãi. Loại ổ ghi mới này chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực quân sự và các nghành công nghiệp đòi hỏi sự độ toàn dữ liệu cao. Các nhà phân tích đã nhận định, khoảng cách về giá giữa ổ đĩa cứng HDD server truyền thống và ổ cứng thể rắn SSD server mới sẽ ngày càng thu hẹp. 

7.So sánh tốc độ giữa SSD server và HDD server?

Do SSD server là ổ cứng điện tử, không có bộ phận chuyển động nên không tốn thời gian chuyển động. Trong khi đó HDD máy chủ là ổ đĩa cơ truyền thống sử dụng các động cơ cơ học để quay các đĩa từ, khi khởi động, ổ đĩa cơ sẽ phải mất từ 1 - 3 giây để khởi động động cơ này.

Thời gian truy cập dữ liệu và độ trễ: thời gian truy nhập trung bình của ổ SSD server là từ 3,5 - 10 micro giây còn ổ HDD server mất 5 - 10 mili giây. Dễ nhận thấy, tốc độ ổ SSD server nhanh hơn ổ HDD server đến cả trăm lần. Với chuẩn giao tiếp Sata 3 hiện nay (băng thông 6Gpbs), những ổ SSD server có thể đạt tốc độ đọc và ghi rất nhanh, lên đến hơn 500MB/giây.

8.Nên chọn SSD server của hãng nào?

Từ những ví dụ so sánh giữa SSD server và HDD server, có thể dễ dàng nhận thấy SSD server có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với HDD server như tốc độ, nhiệt độ, độ an toàn dữ liệu và cả về điện năng tiêu thụ…Vì thế ổ cứng SSD server cũng đắt tiền hơn nhiều so với ổ cứng HDD server truyền thống. Trước đây, việc sắm một ổ cứng SSD được xem là một việc xa xỉ. Tuy nhiên, trong vòng một năm trở lại đây, giá của SSD đã giảm hơn so với trước và nhu cầu sử dụng ổ cứng SSD server ngày càng tăng.

SSD máy chủ (server) Là Gì?

SSD máy chủ (server) là viết tắt của từ Solid-State Drive - ổ cứng thể rắn, với ổ cứng SSD thì dữ liệu sẽ được lưu trữ trong các chip flash, nên dù có bị phân mảnh dữ liệu giống trên HDD thì điều này cũng không ảnh hưởng tới tốc độ truy xuất dữ liệu, do đó khi cần tìm dữ liệu, việc truy xuất diễn ra gần như tức khắc mà không có độ trễ.



Thêm nữa, vì sử dụng chip flash nên dữ liệu trên SSD máy chủ (server) được lưu trữ an toàn hơn các loại HDD máy chủ và tốc độ cũng nhanh hơn nhiều lần, tóm lại SSD server có thể tăng tốc độ cho các tác vụ của máy tính như sau:

- Giảm thời gian khởi động hệ điều hành.

- Khởi chạy phần mềm nhanh hơn.

- Tốc độ lưu file và truy xuất dữ liệu cực nhanh.

- Chống sốc tuyệt đối, không có tiếng ồn, mát hơn.

- Tóm lại, hiệu năng tổng thể của máy cũng tăng theo. 

Các loại SSD máy chủ (server):

Các SSD máy chủ (server) SSD system máy chủ hiện nay sử dụng 2 loại chip nhớ là: MLC (multi level cell) và SLC (single level cell), điểm khác biệt giữa chúng là MLC có thể lưu trữ nhiều dữ liệu hơn trên mỗi cell, và cũng dễ sản xuất hơn, do đó giá thành của SSD máy chủ (server)sử dụng chip dạng MLC sẽ có giá bán rẻ hơn loại SLC. Tuy nhiên vì lưu trữ nhiều dữ liệu trên một cell hơn nên chip MLC cũng có tỉ lệ lỗi cao hơn loại SLC, nhưng nó vẫn rất ít gặp chứ không xảy ra tình trạng mất dữ liệu phổ biến như trên HDD.

Giao tiếp hỗ trợ:

Hiện nay chúng ta đã có giao tiếp Sata III với băng thông lên đến 6Gbps, các SSD server sử dụng chuẩn này có thể đạt tốc độ đọc, ghi lên đến hơn 550MB/giây. Và để tận dụng được băng thông này, bạn nên kiểm tra xem máy tính của mình có hỗ trợ Sata 3 hay chỉ là Sata I (1,5Gbps) hoặc Sata II (3Gbps) hay không, dĩ nhiên SSD Sata 3 cũng tương thích ngược với Sata I và II, tuy nhiên tốc độ cũng bị giảm xuống tương ứng.

Nếu bạn có nhu cầu tham khảo và mua SDD từ các hãng danh tiếng như SSD Seagate, SSD Intel, SSD Ocz, SSD Kingston, SSD Sandisk, SSD Crucial, SSD Plextor, SSD Samsung ,...dành cho máy chủ hay system máy chủ hãy đến với chúng tôi và đưa ra lựa chọn tốt nhất.