Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015

Nguyên Tắc Hoạt Động Của Web Server

1. Nguyên tắc hoạt động của máy chủ web

Giả sử có một người quen gọi điện thoại cho bạn: “Tôi vừa xem một trang web cung cấp dịch vụ máy chủ rất chuyên nghiệp! Bạn hãy đánh vào địa chỉ sau và xem thử nhé, địa chỉ trang web này là http:// nhanhoa.com. Khi bạn gõ dòng địa chỉ đó vào trình duyệt web và ấn Enter, trang web sẽ hiển thị trên màn hình của bạn.



Các tiến trình cơ bản

Theo mô hình trên, trình duyệt web (bên trái) thực hiện một kết nối tới máy chủ web (bên phải), yêu cầu một trang web và nhận lại nó. Sau đây, là thứ tự từng bước cơ bản xảy đến đằng sau màn hình của bạn:

Trình duyệt web tách địa chỉ website làm 3 phần:

Tên giao thức: “http”

Tên miền của máy chủ web: “http://nhanhoa.com

Tên tệp HTML: “web-server.htm”

Trình duyệt liên hệ với máy chủ tên miền (DNS Server) để chuyển đổi tên miền “http://maychuvietnam.com.vn” ra địa chỉ IP tương ứng. Sau đó, trình duyệt sẽ gửi tiếp một kết nối tới máy chủ của website có địa chỉ IP này qua cổng 80. Dựa trên giao thức HTTP, trình duyệt gửi yêu cầu GET đến máy chủ, yêu cầu tệp HTML “web-server.htm”. (Chú ý: một cookies cũng sẽ được gửi kèm theo từ trình duyệt web đến máy chủ).

Tiếp đến, máy chủ sẽ gửi một file văn bản có các thẻ HTML đến trình duyệt web của bạn (một cookies khác cũng được gửi kèm theo từ máy chủ tới trình duyệt web, cookies này được ghi trên đầu trang của mỗi trang web).

Trình duyệt web đọc các thẻ HTML để xác lập định dạng (hình thức trình bày) trang web và kết xuất nội dung trang ra màn hình của bạn.

Trong giao thức HTTP nguyên bản, bạn cần cung cấp đầy đủ đường dẫn của tên tệp, ví dụ như “/” hoặc “/tên tệp.htm”. Sau đó, giao thức sẽ tự điều chỉnh để có thể đưa ra một địa chỉ URL đầy đủ. Điều này cho phép các công ty kinh doanh dịch vụ lưu trữ có thể lưu trữ nhiều tên miền ảo (virtual domains), có nghĩa nhiều tên miền cùng tồn tại trên một máy chủ và sử dụng cùng một địa chỉ IP duy nhất. Ví dụ, trên máy chủ của Máy chủ Việt Nam, địa chỉ IP là 123.30.171.44, nhưng nó có hàng trăm tên miền khác nhau cùng tồn tại.

Rất nhiều máy chủ web đưa thêm các chế độ bảo mật trong nhiều tiến trình xử lý. Ví dụ, khi bạn truy cập vào một trang web và trình duyệt đưa ra một hộp hội thoại yêu cầu bạn đưa vào tên truy cập và mật khẩu, lúc này trang web mà bạn truy cập đã được bảo vệ bằng mật khẩu. Máy chủ web hỗ trợ người quản lý trang web duy trì một danh sách tên và mật khẩu cho phép những người được phép truy cập vào trang web. Đối với những máy chủ chuyên nghiệp, yêu cầu mức độ bảo mật lớn hơn, chỉ cho phép những kết nối đã được mã hóa giữa máy chủ và trình duyệt, do đó những thông tin nhạy cảm như mã số thẻ tín dụng… có thể được truyền tải tên Internet.

Đó là tất cả những vấn đề cơ bản mà máy chủ Web họat động để truyền tải các trang web chuẩn hay còn gọi là trang web tĩnh. Các trang web tĩnh là những trang web không thay đổi, trừ khi người tạo ra trang web đó thay đổi lại.

Tìm Hiểu Về Email Server

Ngày nay, thư điện tử (email) là 1 công cụ vô cùng hữu ích và thiết thực trong đời sống hàng ngày cũng như công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó tên miền thư điện tử cũng là đại diện thương hiệu cho 1 doanh nghiệp, 1 tổ chức, thể hiện sự chuyên nghiệp và tôn trọng khách hàng thay vì 1 địa chỉ mail cá nhân. Do đó việc xây dựng một hệ thống thư điện tử với tên miền riêng là rất quan trọng đối với 1 công ty, doanh nghiệp. Với hệ thống này nhà quản trị có thể tự quản lý các địa chỉ mail, truyền thông nội bộ vô cùng hiệu quả và an toàn bảo mật.



1. Email server là gì?

Email Server – hay còn gọi là Máy chủ thư điện tử là máy chủ dùng để gửi và nhận thư điện tử, là một giải pháp Email dành cho các doanh nghiệp để quản lý và truyền thông nội bộ, thực hiện các giao dịch thương mại yêu cầu sự ổn định, tính liên tục và với tốc độ nhanh, đồng thời đảm bảo tính an toàn của dữ liệu, khả năng backup cao….

Hệ thống thư điện tử Email server sẽ giải quyết được các vấn đề như mail bị virus, spam, bị đưa vào blacklist, không check được webmail, check online/offline, không thể kiểm soát nội dung…


2. Các tính năng của email server

– Nhận và gửi mail nội bộ.

– Email server sẽ quản lý toàn bộ các tài khoản email trong hệ thống nội bộ.

– Nhận mail từ email server của Sender (người gửi) và phân phối mail cho các tài khoản trong hệ thống.

– Email server cho phép user (người dùng) có thể sử dụng webmail (mail trên web) để nhận mail hoặc sử dụng Outlook hoặc cả hai, phụ thuộc và việc cài đặt Email Server.

3. Các đặc tính của Email Server

– Email server có thể xử lý số lượng lớn thư điện tử hàng ngày.

– Có server riêng biệt.

– Email server có tính năng bảo mật an toàn dữ liệu.

– Có hệ thống quản trị (Control panel) để quản lý và tạo các tài khoản email cho nhân viên.

– Có thể cài đặt dung lượng tối đa cho từng email.

– Nhân viên có thể tự đổi mật khẩu riêng với email server.

– Kiểm tra và quản lý nội dung email của nhân viên trong công ty.

– Email server có khả năng chống virus và spam mail hiệu quả cực cao.

– Email server hỗ trợ Forwarder Email để cài đặt Email Offline.

– Có thể check mail trên cả webmail và Outlook Express.

Lợi Ích Của Dịch Vụ Cloud Hosting Lưu Trữ Đám Mây Điện Toán

Cloud Hosting là gì? Tại sao nó được xem là một phát minh đột phá ngay khi mới được công bố. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm giải quyết những thắc mắc trên, cụ thể là về Cloud Hosting, đặc biệt là Những lợi ích của việc sử dụng lưu trữ đám mây điện toán Cloud Hosting, từ đó có cái nhìn rõ ràng hơn  về cuộc cách mạng mang tên “ Đám mây điện toán” các bạn nhé. 



Công nghệ đột phá Cloud Hosting

Cloud Hosting là một công nghệ lưu trữ đột phá làm ngạc nhiên các chuyên gia CNTT. Nói qua một chút về Khái niệm Cloud Hosting, đây là một công nghệ lưu trữ loại bỏ hoàn toàn yếu tố vật lý và thay vào đó chúng ta sẽ làm việc với những đám mây điện toán. Khác với những dịch vụ chia sẻ truyền thống, nơi chỉ cho phép người dùng tương tác với một hệ thống phần cứng độc lập và giới hạn số người tương tác, Dịch vụ lưu trữ đám mây điện toán Cloud Hosting cho phép số lượng người tương tác không giới hạn, khả năng bảo mật độc lập và cao hơn hẳn. Để hiểu rõ ràng những lợi ích mà Cloud Hosting mang đến cho chúng ta – những nhà quản trị website, trong phần tiếp theo của bài viết, chúng ta sẽ tiến hành phân tích những lợi ích nổi bật nhất mà dịch vụ lưu trữ đám mây điện toán Cloud Hosting mang lại nhé.

Cloud Hosting giúp cắt giảm chi phí đầu tư

Rõ ràng giảm chi phí cho máy chủ và lưu trữ là thành quả lớn nhất mà Công nghệ lưu trữ điện toán đám mây mang lại. Trước kia, việc quản lý các máy chủ, nâng cấp hệ thống phần cứng và phần mềm đối với các máy chủ vật lý của các nhà quản trị website thường rất tẻ nhạt, chưa kể chi phí rất tốn kém. Tuy nhiên, trên hệ thống điện toán đám mây, bạn sẽ dễ dàng thực hiện những công việc tưởng như làm một mình không thể nào làm được một cách dễ dàng và nhanh chóng với chi phí rất hợp lý. Quá tuyệt vời phải không nào?

Điện toán đám mây Cloud hosing hỗ trợ sao lưu backup dữ liệu dễ dàng

Một trong những mối quan tâm lớn nhất của các nhà quản trị website đó chính là làm sao bảo vệ được cơ sở dữ liệu một cách an toàn nhất, khi có sự cố nào xảy ra thì có thể nhanh chóng phục hồi. Tuy nhiên, trong điều kiện các máy chủ vật lý, cơ sở dữ liệu lớn, việc lưu trữ và sao lưu dữ liệu là cực kỳ khó khăn và tốn kém. Đối với đám mây lưu trữ điện toán Cloud Hosting, bạn sẽ không phải lo lắng về vấn đề sao lưu dữ liệu nữa, bởi vì dữ liệu của bạn luôn luôn được bakup thường xuyên, ngoài ra, sau khi backup, dữ liệu của bạn sẽ được lưu thêm một bản nữa ở hệ thống các máy chủ vật lý đáng tin cậy, phòng trường hợp có sự cố xảy ra đối với Cloud Hosting. Như vậy, với dịch vụ Cloud Hosting, dữ liệu của bạn được chăm sóc kỹ lưỡng và an toàn.

Tính di động cực cao – Kết nối dịch vụ mọi lúc mọi nơi

Đây có lẽ là tính năng ưu việt nhất mà dịch vụ đám mây điện toán mang lại cho chúng ta. Với Cloud Hosting, bạn hoàn toàn có thể truy xuất dữ liệu của mình ở bất kỳ nơi đâu, bất cứ lúc nào mà không cần quan tâm máy chủ đang nằm ở đâu, điều mà các máy chủ vật lý chắc chắn không làm được. Tất nhiên là bạn cần một kết nối internet để có thể kết nối được với các đám mây điện toán các bạn nhé. Quả thật quá tiện dụng phải không nào!

Cloud Hosting hỗ trợ cập nhật tự động

Với Cloud Hosting, bạn sẽ không phải bận tâm về vấn đề cập nhật cho các hệ thống phần mềm và phần cứng của mình nữa. Dịch vụ lưu trữ điện toán đám mây sẽ giúp cho bạn làm việc đó một cách hoàn toàn tự động. 

Cấu hình Cloud Hosting cực kỳ dễ dàng

Dịch vụ lưu trữ điện toán đám mây Cloud Hosting luôn đặt lợi  ích của người sử dụng lên trên hết, chính vì vậy, bạn không cần phải là một kỹ thuật viên giỏi hay những người có kinh nghiệm thì mới có thể cấu hình Cloud Hosting được. Tất cả đều được thiết lập tự động, bất kỳ ai cũng có thể thiết lập dịch vụ một cách dễ dàng.

Rõ ràng, Dịch vụ lưu trữ điện toán đám mây Cloud Hosting là một bước đột phá trong lĩnh vực quản trị và lưu trữ trực tuyến. Với Cloud Hosting, bạn sẽ dễ dàng xây dựng và quản lý hệ thống website của mình với chi phí rất hợp lý. (Tham khảo Giá các gói dịch vụ lưu trữ đám mây Cloud Hosting )

Tìm Hiểu Managed Web Server

Managed Web Server là gì? Đây là một dạng máy chủ trên nền tảng điện toán đám mây (Cloud Computing). Đây là một giải pháp toàn giúp cho khách hàng thuê máy chủ có thể dễ dàng hơn trong công tác quản lý dữ liệu của mình.



Một khi các gói dịch vụ Web Hosting trên máy chủ thông thường không còn phù hợp thì khách hàng sẽ phải lựa chọn thuê Server VPS hoặc Máy chủ Dedicated. Tuy nhiên, cần phải có các nhân viên IT để có thể vận hành được những máy chủ này, hoặc khách hàng phải có kinh nghiệm về quản trị máy chủ để tối ưu và khai thác hiệu quả, khắc phục sự cố kỹ thuật. Việc thuê IT giỏi có kinh nghiệm quản trị Web Server sẽ sẽ quá phung phí và thật không cần thiết khi khách hàng thuê máy chủ chỉ để quản lý vài Website. Song song đó, các vấn đề liên quan đến bảo mật thông tin, tính riêng tư khi thuê Server cũng là một yếu tố đlàm mọi người e ngại. Đó chính là lý do Managed Web Server ra đời.

Managed Web Server là máy chủ trên nền tảng điện toán đám mây (Cloud Computing). Đây là một giải pháp toàn giúp cho khách hàng có thể dễ dàng hơn trong công tác quản lý dữ liệu của mình. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ thường xuyên giúp khách hàng  theo dõi, bảo trì, khắc phục sự cố, tư vấn cho khách hàng các tùy chỉnh vào thời điểm cần thiết, điều chỉnh cấu hình theo yêu cầu khách hàng. 

Nếu bạn chỉ thuê 1 máy chủ thì những rủi ro có thể xảy ra là rất cao khi máy chủ gặp sự cố, cần phải cài đặt lại mọi thứ và rất bất cập. Còn nếu thuê 2 máy chủ, và để một máy dự phòng thật lãng phí. Công nghệ điện toán đám mây giúp tạo một hệ thống máy chủ từ một cụm máy chủ, thỏa mãn các yêu cầu về an toàn, đảm bảo an ninh và giảm tối thiểu thời gian chịu lỗi khi có sự cố. Managed Web Server sẽ là một giải pháp tiết kiệm ngân sách cũng như thời gian cho tất cả những ai sử dụng dịch vụ, mang lại sự ổn định cho hệ thống websit, đồng thời đảm bảo việc kinh doanh và hình ảnh doanh nghiệp được đảm bảo an toàn.

Web Server Là Gì - Những Đặc Điểm Của Web Server

Web Server là gì ?

Web Server (máy chủ Web): máy chủ mà trên đó cài đặt phần mềm chạy Website, đôi khi người ta cũng gọi chính phần mềm đó là Web Server. Tất cả các Web Server đều hiểu và chạy được các file *.htm và *.html, tuy nhiên mỗi Web Server lại phục vụ một số kiểu file chuyên biệt chẳng hạn như IIS của Microsoft dành cho *.asp, *.aspx…; Apache dành cho *.php…; Sun Java System Web Server của SUN dành cho *p…



Máy chủ web server là gì?

Máy chủ Web Server là máy chủ có dung lượng lớn, tốc độ cao, được dùng để lưu trữ thông tin như một ngân hàng dữ liệu, chứa những website đã được thiết kế cùng với những thông tin liên quan khác. (các mã Script, các chương trình, và các file Multimedia)

Đặc điểm của Web server.

Web Server có khả năng gửi đến máy khách những trang Web thông qua môi trường Internet (hoặc Intranet) qua giao thức HTTP – giao thức được thiết kế để gửi các file đến trình duyệt Web (Web Browser), và các giao thức khác.

Tất cả các Web Server đều có một địa chỉ IP (IP Address) hoặc cũng có thể có một Domain Name. Giả sử khi bạn đánh vào thanh Address trên trình duyệt của bạn một dòng http://www.nhanhoa.com sau đó gõ phím Enter bạn sẽ gửi một yêu cầu đến một Server có Domain Name là:

www.nhanhoa.com. Server này sẽ tìm trang Web có tên là index.htm rồi gửi nó đến trình duyệt của bạn.

Bất kỳ một máy tính – máy chủ nào cũng có thể trở thành một Web Server bởi việc cài đặt lên nó một chương trình phần mềm Server Software và sau đó kết nối vào Internet.

Khi máy tính của bạn kết nối đến một Web Server và gửi đến yêu cầu truy cập các thông tin từ một trang Web nào đó, Web Server Software sẽ nhận yêu cầu và gửi lại cho bạn những thông tin mà bạn mong muốn.

Giống như những phần mềm khác mà bạn đã từng cài đặt trên máy tính của mình, Web Server Software cũng chỉ là một ứng dụng phần mềm. Nó được cài đặt, và chạy trên máy tính – máy chủ dùng làm Web Server, nhờ có chương trình này mà người sử dụng có thể truy cập đến các thông tin của trang Web từ một máy tính khác ở trên mạng (Internet, Intranet).

Web Server Software còn có thể được tích hợp với CSDL (Database), hay điều khiển việc kết nối vào CSDL để có thể truy cập và kết xuất thông tin từ CSDL lên các trang Web và truyền tải chúng đến người dùng.

Server Là Gì? Các Loại Server Thông Dụng

Server là gì?

Server nhìn chung cũng là một máy tính, nhưng được thiết kế với nhiều tính năng vượt trội hơn, năng lực lưu trữ và xử lý dữ liệu cũng lớn hơn máy tính thông thường rất nhiều. Máy chủ thường được sử dụng cho nhu cầu lưu trữ, xử lý các cơ sở dữ liệu, mail, web, truyền file, quản lý in ấn và các dịch vụ khác trong hệ thống mạng máy tính, internet,…



Các loại server (máy chủ) thông dụng

Hiện nay có khá nhiều loại máy chủ với các chức năng chuyên dụng khác nhau. Dưới đây sẽ là một số loại sever (máy chủ) thông dụng:

- Web Server – Máy chủ Web

- Database Server – Máy chủ cơ sở dữ liệu

- FTP Server – Máy chủ FTP

- SMTP server – Máy chủ thư điện tử

- DNS Server – Máy chủ DNS

- DHCP Server – Máy chủ DHCP

- Applications Server – Máy chủ ứng dụng

- Printer Server – Máy chủ in

- Máy chủ Proxy

Dịch Vụ Thuê Máy Chủ Giá Rẻ Và Ưu Điểm Của Dịch Vụ Thuê Máy Chủ

Dịch vụ thuê máy chủ giá rẻ sẽ cung cấp cho khách hàng phần cứng máy chủ, vị trí đặt máy chủ tại các trung tâm dữ liệu lớn nhất tại Việt Nam với kết nối Internet tốc độ cao ổn định về điện và hệ thống làm mát, chống cháy nổ…



Giới thiệu dịch vụ cho thuê chỗ đặt máy chủ

– Dịch vụ cho thuê chỗ đặt máy chủ là dịch vụ mà khi quý khách đã trang bị cho mình máy chủ server chuyên dụng rồi và đang có nhu cầu tìm chỗ đặt máy chủ

– Dịch vụ thuê chỗ đặt máy chủ của chúng tôi là dịch vụ riêng biệt với dịch vụ thuê máy chủ, nếu quý khách chưa có máy chủ thì hoàn toàn có thể thuê máy chủ có sẵn của chúng tôi.

– Chỗ đặt máy chủ của chúng tôi đảm bảo đạt chuẩn quốc tế cả về chất lượng và tiên tiến nhất.

– Khi sử dụng dịch vụ chỗ đặt máy chủ các bạn sẽ được cấp một IP tính và được bảo mật bởi các hệ thống Firewall, Anti Virus, Anti Spam chuyên nghiệp.

– Các bạn có thể dễ dàng nâng cấp cấu hình máy chủ theo nhu cầu sử dụng (CPU, RAM, HDD).

– Băng thông, Lưu lượng chuyển tải tùy chọn.

– Máy chủ đặt tại các nhà cung cấp uy tín VDC, FPT, Viettel, CMC, VTC đảm bảo đường truyền truy cập nhanh và ổn định.

– Khách hàng có toàn quyền sử dụng và quản lý máy chủ của mình.

– Quản trị từ xa và cài đặt các phần mềm, tiện ích phù hợp theo nhu cầu của doanh nghiệp mà không bị giới hạn về tài nguyên của máy nhờ vào khả năng linh hoạt trong việc nâng cấp phần cứng cũng như phần mềm.

Ưu điểm của dịch vụ cho thuê chỗ đặt máy chủ

– Vị trí chỗ đặt máy chủ đảm bảo luôn hoạt động ổn định, liên tục nhờ các hệ thống điều hòa, UPS, máy phát điện dự phòng và chống sét, chống cháy.

– Sẵn sàng sử dụng và kết nối đến các dịch vụ và hệ thống chuyên nghiệp khác như: dịch vụ truyền số liệu, hệ thống Voice Gateway, SMS Gateway,…

– Thuê chỗ đặt server sẽ giúp tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành.

Sự Khác Nhau Giữa Máy Trạm Và Máy Chủ

Để có thể phân biệt được giữa máy chủ và máy trạm thì các bạn có thể hiểu một cách đơn giản đó là máy chủ là một tập hợp các thiết bị có cấu hình lớn ví dụ như máy chủ có ổ cứng rất lớn để có thể lưu trữ dữ liệu và cho các máy khác truy xuất dữ liệu này, còn máy trạm thì chỉ có cái ổ cứng nhỏ chứa các phần mềm có nhiệm vụ trao đổi tín hiệu mà thôi.



Trên mạng hiện nay có vô số tài liệu liên quan đến máy trạm và máy chủ hay còn gọi là máy khác và máy chủ (Client/Server) nhưng đa số đều giải thích một cách trừu tượng khiến cho nhiều người cảm thấy khó phân biệt, ngay cả tôi cũng phải đọc đi đọc lại rất nhiều lần mới hiểu được đôi chút

Sự khác nhau giữa máy trạm và máy chủ?

Máy chủ: là một máy tính được nối mạng, nó quản lý tài nguyên của mạng, có IP tĩnh, có năng lực xử lý cao và trên máy đó người ta cài đặt các phần mềm để phục vụ cho các máy tính khác (máy trạm) truy cập để yêu cầu cung cấp các dịch vụ và tài nguyên. Máy chủ đôi khi còn được gọi là hệ thống cuối

Ví dụ như, một máy dịch vụ tập tin là một máy tính hoặc là một thiết bị chuyên dụng để lưu trữ các tập tin. Bất kỳ người sử dụng nào trên mạng cũng có thể lưu trữ các tập tin trên máy chủ. Máy chủ Server thì có mục đích phục vụ cho nhiều nhu cầu của nhiều người. Các yêu cầu này được gởi tới từ các client trong quá trình hoạt động nhằm để lấy các thông tin dùng chung mà vì lý do phân cấp quản lý dữ liệu tập trung và chính sách bảo mật mà phải lưu trữ trên máy chủ

Máy trạm (client): Một máy tính dành cho cá nhân sử dụng nhưng có cấu hình mạnh hơn, chạy nhanh hơn, và có nhiều khả năng hơn một máy tính cá nhân thông dụng. Máy trạm chủ yếu dành cho nhu cầu sử dụng doanh nghiệp hay chuyên nghiệp (hơn là dùng cho nhu cầu gia đình hay giải trí). Nó được thiết kế và cấu hình cho các ứng dụng kỹ thuật (CAD/CAM), phát triển phần mềm, các kiến trúc sư, nhà thiết kế đồ họa,… hay bất cứ ai có nhu cầu sức mạnh điện toán vừa phải, dung lượng bộ nhớ RAM lớn, và các khả năng đồ họa tương đối cao cấp.

Hai hệ điều hành thường được dùng cho máy trạm là Unix và Windows NT.

Máy trạm chỉ là một máy tính dùng phục vụ nhu cầu làm việc, học hành, vui chơi của con người mà mỗi Client tùy theo mục đích sử dụng thì được trang bị các tính năng và chương trình riêng.

Nội Dung Cần Phải Lưu Ý Khi Đăng ký Tên Miền

Tên miền là tên gọi của tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước chỉ dành cho tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước. Tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước có trách nhiệm đăng ký giữ chỗ với Trung tâm Internet Việt Nam để bảo vệ. 




Các chủ thể không được sử dụng những nội dung sau đây trong tên miền đăng ký:Có hạn chế nào khi lựa chọn tên miền không?

- Nội dung đi ngược lại với hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Nội dung xâm hại đến an ninh quốc gia hoặc xâm hại đến toàn vẹn lãnh thổ.

- Nội dung xâm hại đến truyền thống và lợi ích đất nước.

- Nội dung xúi giục bạo loạn hoặc gây mâu thuẫn giữa các dân tộc, xâm hại đến sự đoàn kết các dân tộc.

- Nội dung vi phạm chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước, tuyên truyền mê tín dị đoan.

- Nội dung gây tin đồn nhằm xâm hại đến trật tự xã hội hoặc ổn định xã hội.

- Nội dung tuyên truyền, phát tán văn hóa phẩm đồi trụy, khiêu dâm, cờ bạc, bạo lực.

- Nội dung xúc phạm, phỉ báng người khác hoặc xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác.

- Những nội dung khác bị pháp luật cấm.

Tên miền là tên gọi của tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước chỉ dành cho tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước. Tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước có trách nhiệm đăng ký giữ chỗ với Trung tâm Internet Việt Nam để bảo vệ. Tổ chức, cá nhân khác không phải là đối tượng nêu trên không được đăng ký, sử dụng các tên miền này.

Thuê Máy Chủ Giá Rẻ Quả Trị Dễ Dàng Dung Lượng Lớn

Quản trị mạng Bạn có thể tối đa hóa hiệu suất của máy chủ Linux bằng một số điều chỉnh. Trong bài này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một số mẹo điều chỉnh đó.



Hầu hết các phân phối Linux server hoạt động khá so với các hệ thống độc quyền. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa rằng chúng ta không cần cải thiện hiệu suất máy chủ Linux. Trong thực tế, có rất nhiều cách có thể tăng đôi chút hiệu suất, dù bạn có sử dụng bất cứ hệ điều hành nào. Và trong bài viết này, chúng tôi muốn giới thiệu một số mẹo nhằm nâng cao hiệu suất cho các máy chủ Linux.

SELinux là một công cụ thường bị hiểu không đúng. Mục đích của nó là để nâng cao bảo mật máy chủ hoặc desktop. Sự xuất hiện của ở đây hoàn toàn có lý do. SELinux là một công cụ khá mạnh nhưng nếu không được cấu hình đúng cách, nó có thể tiêu tốn nhiều chu trình CPU và làm chậm thông lượng dữ liệu. Do đó nếu phân phối của bạn sử dụng SELinux, cần bảo đảm bạn hiểu biết về nó để có thể tinh chỉnh theo những nhu cầu cần thiết của mình.

 Biên dịch phần mềm từ nguồn:

Khi biên dịch phần mềm từ nguồn, bạn có thể biên dịch rất cụ thể đối với phần cứng hoặc nhu cầu của mình. Cách thức này đi với phần mềm chạy các dịch vụ và bản thân nhân kernel. Việc biên dịch phần mềm càng chi tiết theo phần cứng và nhu cầu cụ thể thì bạn càng tăng được hiệu suất cho hệ thống. Rõ ràng công việc này đòi hỏi bạn phải có một số kinh nghiệm nhất định trong việc cài đặt từ nguồn. Do đó cách tốt nhất mà chúng tôi khuyên bạn là nên bắt đầu với phương pháp này trên máy tính test trước.

Biện pháp này quan trọng cho cả vấn đề bảo mật và hiệu suất. Một số người hay bỏ qua các nâng cấp vì cho rằng chúng có thể phá vỡ phần mền đang hoạt động của họ. Nếu là một quản trị viên chuyên nghiệp, cách tốt nhất bạn nên làm là sử dụng một máy chủ test thử trước khi thực hiện trên máy tính sản xuất. Khi quá trình test đạt kết quả tốt, bạn có thể thực hiện cập nhật trên các máy tính sản xuất. Mặc dù vậy, từ kinh nghiệm cá nhân cho thấy, có rất ít vấn đề xảy ra với các nâng cấp phần mềm Linux.

Hạn chế sử dụng GUI:

Nếu thực sự cần nhiều hiệu suất ở mức có thể, bạn có thể thực hiện một trong hai thứ: Sử dụng cài đặt máy chủ ít giao diện GUI hoặc chạy máy chủ ở mức 3. Nếu cần GUI để khởi chạy, bạn sẽ không cần GUI đó tất cả thời gian còn lại. Chính vì vậy, thay vì chạy GDM hoặc KDM, bạn có thể chỉnh sửa mức chạy để quá trình khởi động dừng ở mức 3 – mức đăng nhập giao diện. Điều này không chỉ tiết kiệm được một số chu trình làm việc của CPU và bộ nhớ mà nó còn ngăn chặn những tấn công bảo mật lợi dụng việc chạy GUI trên máy chủ của bạn. Mỗi phân phối có các cách chỉnh sửa mức chạy khác nhau vì vậy bạn cần biết cách thực hiện trước khi thử thực hiện.