Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

Tìm Hiểu Dịch Vụ Co-Location Server

Dịch vụ Co-Location Server là dịch vụ cho thuê không gian và các dịch vụ hạ tầng để đặt máy chủ kết nối vào Internet.



Lúc nào doanh nghiệp cần sử dụng dịch vụ thuê chỗ đặt máy chủ và thuê máy chủ:

Doanh nghiệp của bạn đã đủ lớn và có nhu cầu mở rộng các hình thức quảng bá doanh nghiệp, muốn thực hiện thương mại điện tử trên mạng, hoặc có nhu cầu xây dựng hệ thống thông tin riêng cho số lượng nhân viên đông đảo. Do đó bạn muốn tự quản lý và khai thác máy chủ dịch vụ riêng biệt như Web server + Database , Mail server , FTP server, Apllication server …



Doanh nghiệp buộc phải cân nhắc sự bất lợi khi tự đầu tư và vận hành hệ thống máy chủ trên ngay tại doanh nghiệp như sau: Chi phí duy trì, vận hành phức tạp, tốn kém, trình độ nhân viên vận hành mạng không có nhiều kinh nghiệm hoặc phải thuê lương rất cao, và khó tìm v.v…

Cấu Tạo Máy Chủ (Server) Khác Với Cấu Tạo PC Ở Điểm Nào?

Các thành phần cấu tạo của máy chủ

Một máy chủ vật lý có cấu tạo như một máy tính PC thông thường, tuy nhiên các thành phần cấu tạo của máy chủ và PC có sự khác biệt nhau khá lớn:


Bo mạch máy chủ: Nếu như các bo mạch chủ của PC thông thường đa số chạy trên các dòng chipset cũ như Intel 845, 865 hay các dòng mới Intel 945, 975,… thì các Chipset của các Board mạch chủ của Server thông dụng sử dụng các chipset chuyên dùng như Intel E7520, Intel 3000, Intel 5000X,…. với khả năng hỗ trợ các giao tiếp tốc độ cao như RAM ECC, HDD SCSI – SAS, Raid hay hỗ trợ gắn nhiều CPU dòng Xeon,….

Bộ vi xử lý (CPU): các PC thông thường bạn dùng các Socket dạng 478, 775 với các dòng Pentium 4, Pentium D, Duo core, Quadcore thì các dòng CPU dành riêng cho máy chủ đa số là dòng Xeon với kiến trúc khác biệt hoàn toàn, hoạt động trên các socket 771, 603, 604 với dung lượng cache L2 cao, khả năng ảo hóa cứng, các tập lệnh chuyên dùng khác… Một số máy chủ dòng cấp thấp vẫn dùng CPU Socket 775 làm vi xử lý chính của chúng.

Bộ nhớ (RAM): các loại RAM mà bạn thường thấy trên thị trường là các loại DDR RAM I, II có Bus 400, 800,… trong khi đó RAM dành cho Server cũng có những loại như vậy nhưng chúng còn có thêm tính năng ECC (Error Corection Code) giúp máy bạn không bị treo, dump màn hình xanh khi có bất kỳ 1 bit nào bị lỗi trong quá trình xử lý dữ liệu. Hơn nữa, các RAM loại này còn có khả năng tháo lắp nóng để thay thế khi bị hư hỏng mà bạn sẽ không cần phải tắt hệ thống. Dĩ nhiên, để sử dụng loại RAM này thì bo mạch chủ phải hỗ trợ chuẩn RAM mới này.

Ổ cứng (HDD): Khác với các HDD của máy PC thường có giao tiếp IDE, SATA I, SATA II với tốc độ vòng quay đạt con số cao nhất 7200RPM và tốc độ đạt 300MB/s, các HDD dành cho Server hoạt động trên giao tiếp SCSI hay SAS (Serial Attached SCSI) có băng thông cao hơn (600MB/s) và sở hữu một tốc độ vòng quay cao hơn gần 30% (10.000RPM) hay một số ổ SAS mới còn đạt được con số 15.000 RPM giúp tăng tốc tối đa tốc độ đọc/ghi dữ liệu.

Bo điều khiển Raid (Raid controller): Đây là thành phần quan trọng trong một Server hiện đại, bo điều khiển này sẽ kết hợp các ổ cứng thành một thể thống nhất với những cơ chế sao lưu, chống lỗi giúp dữ liệu của bạn luôn được an toàn khi có các trục trặc vật lý xảy ra. Tùy theo các bo mạch, khả năng hỗ trợ các mức Raid khác nhau nhưng thông thường Raid 1 và Raid 5 là 2 mức phổ biến trong hầu hết các máy chủ. Một số bo mạch máy chủ đã tích hợp chip điều khiển này nên bạn có thể không cần trang bị thêm.

Bộ cung cấp nguồn (PSU): Thành phần cung cấp năng lượng cho các thiết bị bên trong giữ vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của máy chủ, chính vì thế các dòng máy chủ chuyên dùng thường đi theo những bộ nguồn công suất thực cao có khả năng thay thế hay dự phòng khi bộ nguồn chính bị lỗi.

Kết luận : Máy chủ chính là server, máy chủ khác với máy tính ở điểm máy chủ có cấu hình cao và mạnh mẽ hơn nhiều so với máy tính cá nhân thông thường, máy chủ có thể điều hành được cả một hệ thống máy tính con

Tìm Hiểu Về Các Loại Băng Thông

Các loại băng thông

1. Phân loại theo dung lượng sử dụng:

* Commited bandwith (băng thông được cam kết)

Mỗi tháng bạn được cung cấp một lượng băng thông nhất định ghi trong hợp đồng, nếu bạn sử dụng vượt quá băng thông đã cam kết và thống nhất đó thì bạn phải trả thêm phí tùy theo điều khoản của từng nhà cung cấp.



* Shared bandwith (băng thông được chia sẻ)

Một gói băng thông được sử dụng bởi nhiều máy chủ, bạn có thể sử dụng băng thông từ tối thiểu đến tối đa trong gói băng thông đó. Ví dụ gói băng thông chia sẻ mà nhà cung cấp đưa ra là 100Mbps thì bạn chỉ có thể sử dụng cao nhất là 100Mbps, không thể vượt quá. Thường thì bạn chỉ sử dụng được dưới 100 vì lượng băng thông đó còn phải chia sẻ cho người khác. Các nhà cung cấp băng thông chia sẻ chỉ cam kết cung cấp cho bạn lượng băng thông tối thiểu, khoảng 10-20Mbps. Các gói băng thông chia sẻ thường gắn với VPS chia sẻ, phù hợp với các dịch vụ dung lượng nhỏ, tránh gây tình trạng VPS bị đơ hoặc dừng hoạt động do full băng thông. Các nhà cung cấp gói băng thông này thường khôn khéo thu hút khách hàng bằng cách ghi là ‘’unlimited bandwith’’, ý là người dùng có thể sử dụng không giới hạn trong một gói băng thông nhất định. Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân thì từ đó chưa hoàn toàn chính xác. Các master sẽ nhận ra ngay.

* Delicated bandwith (băng thông riêng)

Đây là gói băng thông có thể nói là ưu việt nhất vì người dùng sử dụng băng thông trên số tiền mình bỏ ra để mua, không bị chia sẻ với bất cứ ai. Băng thông riêng đang trở thành điểm mạnh của các nhà cung cấp VPS Cloud, tất cả vận hành trên nền điện toán đám mây. Giờ đây với VPS Cloud dù là gói nhỏ nhất thì bạn cũng một mình một vương quốc, không ai có thể xâm nhập vào băng thông của bạn, hạn chế tối đa tình trạng nghẽn. Hơn nữa việc nâng cấp băng thông rất dễ dàng khi khách hàng có nhu cầu băng thông lớn hơn.

Những Ưu Điểm Của VPS Bạn Không Thể Không Biết?

Những ưu điểm của máy chủ ảo VPS:



1. VPS phù hợp xây dựng các hệ thống Web Server, Mail Server, Backup/Storage Server…

2. Cùng cài đặt trên cùng một hệ thống server thì số lượng VPS luôn ít hơn rất nhiều so với số lượng hosting nên sử dụng VPS thì hiệu suất cao hơn và ổn định hơn hosting.

3. Với VPS, khách hàng toàn quyền sử dụng, quản lý độc lập.

4. Dữ liệu truyền tải giữa các chi nhánh trong và ngoài server có tốc độ cao, ổn định và bảo mật tối đa.

5. Bảo trì, sửa chữa dễ dàng trong thời gian rất ngắn do không phải cài đặt lại từ đầu.

6. Cài đặt được nhiều ứng dụng theo nhu cầu sử dụng.

7. Khả năng tự restart khi gặp lỗi. Khi xảy ra sự cố ngoài ý muốn, VPS phục hồi trong thời gian ngắn, nhanh chóng do công nghệ ảo hóa có thể copy, clone các tài nguyên hệ thống đơn giản, dễ dàng.

8. Nâng cấp tài nguyên RAM, HDD, Băng thông bất cứ khi nào mà không ảnh hưởng gián đoạn dịch vụ do không cần ngừng hệ thống.

9. Tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu do không phải đầu tư nhiều vào máy chủ vật lý hay thuê không gian chỗ đặt, kể cả trong quá trình sử dụng do không bị lãng phí tài nguyên, không cần đầu tư thêm mà vẫn có thể mở rộng số lượng dịch vụ.

10. Có thể quản trị từ xa, quản lý theo nội bộ riêng doanh nghiệp.

Khái Niệm Về Băng Thông

Băng thông là gì?

Băng thông là một DTR (Data transfer rate - số lượng dữ liệu số được chuyển từ nơi này tới nơi khác trong một thời gian cụ thể), thường là 1 giây. 



Có nhiều đơn vị đo băng thông, có thể là triệu bit mỗi giây (megabits mỗi giây hay Mbps), tỷ bít mỗi giây (gigabits mỗi giây hay Gbps). Thường thì đơn vị là Mbps. Cụ thể hơn thuật ngữ này dùng để chỉ lưu lượng của tín hiệu điện được truyền qua thiết bị truyền dẫn trong một giây là bao nhiêu. 

Hình dung cụ thể băng thông như 1 con đường, nếu băng thông lớn, tương tự như một con đường rộng, nhiều người có thể đi qua, tình trạng tắc nghẽn khó có thể xảy ra và ngược lại. Băng thông là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng đối với khách hàng khi tìm hiểu và lựa chọn nhà cung cấp các dịch vụ như server, VPS, hosting. Thường thì người dùng sẽ quan tâm đến dung lượng băng thông, loại băng thông, chia sẻ hay là riêng. Bởi vì băng thông của máy chủ, máy chủ ảo hoặc hosting quyết định đến 40% tốc độ của dịch vụ. 

Do đó, các nhà cung cấp rất chú trọng yếu tố băng thông. Hiện tại ở Việt Nam thì chủ yếu là băng thông chia sẻ, còn ở các dạng cao hơn thì chỉ có một số nhà cung cấp lớn có khả năng xây dựng hệ thống để mang đến cho khách hàng. 


Những Thương Hiệu Phân Phối Máy Chủ Ở Việt Nam

Giới thiệu thương hiệu phân phối máy chủ Việt Nam



- Chúng tôi là nhà phân phối máy chủ uy tín tại Việt Nam, chuyên kinh doanh và phân phối các sản phẩm máy chủ ( Server ), máy trạm ( Workstation ), thiết bị lưu trữ ( Storage raid ), linh kiện máy chủ ( Server parts ) và các phụ kiện chuyên dụng cho máy chủ ( Accessories for Server).

- Chúng tôi tập trung vào phân phối các dòng máy chủ SUPERMICRO ( SuperMicro USA Server ), máy chủ IBM ( IBM Server ), máy chủ DELL ( Dell Server ), máy chủ HP ( HP Server ), máy chủ CISCO ( Cisco UCS Server ).

- Cung cấp các sản phẩm linh phụ kiện và thiết bị máy chủ như: bộ lưu trữ ( Storage NAS ) Qnap, Promise, Caldigit, Arena,  các Modules bộ nhớ, chipset, bộ nguồn như Zippy, SilverStone, SuperTalent, Supermicro parts, Intel parts, Adaptec, LSI, Promise..

- Trong hơn nhiều năm hoạt động, chúng tôi đã thành công để thiết lập mối quan hệ mạnh mẽ phong phú với nhiều khách hàng. Chúng tôi cung cấp giá cả cạnh tranh nhất trên thị trường. Đồng thời VDO hành động vì cộng đồng các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam với một vai trò quan trọng nhất là xây dựng một thương hiệu nhà cung cấp máy chủ “ Máy chủ Việt Nam “ đáng tin cậy cho quý khách hàng.

Những Lời Khuyên Dành Cho Bạn Khi Chuyển Từ Vps Sang Cloud

1. Tự động dự phòng

Nếu bạn là người quản lý máy chủ, bạn có muốn nó hoạt động 24/7/365? Chắc chắn rồi! Sẵn sàng 100% là điều tất cả chúng ta đều mong muốn ở một chiếc máy chủ.

Nếu bạn dùng VPS thì điều này khó được như mong muốn vì bản chất VPS được khởi tạo và phụ thuộc hoàn toàn vào máy chủ vật lý, nên khi máy chủ vật lý gặp sự cố thì chắc chắn VPS của bạn cũng sẽ ngừng hoạt động. Mà đối với máy chủ vật lý thì có vô số lý do để nó ngừng hoạt động ngay cả khi bạn đã phòng vệ tốt nhất như: mất điện, hư hỏng phần cứng, thiên tai lũ lụt, virus…

Nếu bạn ở trên “mây” thì bạn sẽ không bao giờ phải lo lắng về tính sẵn sàng của nó vì bản chất Cloud Server không phụ thuộc vào một máy chủ vật lý riêng biệt nào cả. Khi một máy chủ vật lý trong cụm máy chủ tạo nên hạ tầng cloud gặp sự cố thì cơ chế dự phòng cho phép các máy chủ vật lý khác tự động thay thế, đảm bảo hệ thống luôn luôn sẵn sàng.

2. Lợi ích của sự linh hoạt

Hiện tại bạn cần bao nhiêu tài nguyên cho dữ liệu của mình? Sau 1 năm nữa bạn sẽ cần bao nhiêu? 3 năm nữa? 5 năm nữa? …

Có lẽ bạn sẽ nhanh chóng trả lời được câu hỏi đầu tiên và khó có thể trả lời được những câu hỏi đằng sau. Thị trường, chính sách, công nghệ rồi sẽ phát triển và tác động đến hoạt động kinh doanh của bạn, bạn không thể biết được trong tương lai quy mô của mình sẽ mở rộng đến đâu. Đối với VPS, nguồn tài nguyên của 1 máy chủ vật lý là có giới hạn và phải chia sẻ cho nhiều khách hàng khác nhau, nếu bạn muốn nhiều hơn thì phải chuyển sang một máy chủ vật lý khác, điều này sẽ tốn thời gian, dịch vụ của bạn sẽ bị gián đoạn. Còn đối với Cloud Server, sự mở rộng hay thu hẹp tài nguyên là không giới hạn và thực hiện gần như là ngay lập tức. Do vậy, dù kế hoạch, chiến lược phát triển của bạn trong tương lai có như thế nào thì Cloud Server vẫn đáp ứng được.



3. Tài nguyên thực sự

Bạn có biết rằng khi sử dụng VPS thì lượng tài nguyên mà bạn đã trả tiền để sử dụng vẫn không được đảm bảo? Vì nhiều VPS được đặt trên cùng một máy chủ vật lý, nên khi nhu cầu của một khách hàng trên cùng node với bạn cao hơn tài nguyên mà họ được phép sử dụng thì họ sẽ phải lấn sang VPS của bạn, máy chủ của bạn sẽ bị thiếu hụt tài nguyên, đặc biệt là trong những giờ cao điểm.
Với Cloud Server thì bạn không cần phải lo lắng đến điều đó vì nguồn tài nguyên của bạn không bị chia sẻ với bất kỳ ai và hoạt động của các máy chủ khác không hề ảnh hưởng đến Cloud Server của bạn.

4. Hiệu suất hoạt động

Không phải ngẫu nhiên mà “đám mây” lại trở thành xu thế trong thời đại của chúng ta và được ứng dụng ở hầu hết các lĩnh vực. Công nghệ điện toán đám mây dựa trên kiến trúc phân phối, tận dụng các nguồn tài nguyên nhàn rỗi nơi này để tập trung xử lý công việc đang có nhu cầu ở nơi khác. Tốc độ tính toán tuyệt vời đó là điều một VPS thông thường không thể cho bạn.

5. An toàn dữ liệu

Một máy chủ vật lý dù có được bảo vệ tốt đến đâu cũng không thể tránh khỏi những nguy cơ vật lý dẫn đến hư hại, hỏng hóc và bạn có nguy cơ bị mất hết dữ liệu. Mặt khác, nếu virus tấn công vào VPS của khách hàng trên cùng node với bạn thì chắc chắn rằng VPS của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Nhưng một khi đã sử dụng công nghệ “đám mây” thực sự của các nhà cung cấp uy tín thì bạn có thể yên tâm rằng dữ liệu của bạn đều được backup online lẫn offline, nên việc hỏng ổ cứng, thiên tai lũ lụt, virus dù có xảy ra cũng không ảnh hưởng đến an toàn dữ liệu của bạn.

6. Bảo mật tuyệt đối

Giữa các biện pháp bảo mật của một máy chủ vật lý và một hệ thống bảo mật của hạ tầng ảo hoá công nghệ cao thì bạn chọn cái nào?

7. Quản lý dễ dàng

Lúc nào bạn cũng muốn kiểm soát máy chủ của mình nhưng không phải lúc nào bạn cũng có ở văn phòng. Ưu điểm của “đám mây” là bạn có thể truy cập từ bất cứ nơi đâu, dù là ở văn phòng, trên đường đi hay ở nhà bạn cũng có thể theo dõi Cloud Server. Các nhà cung cấp Cloud Server thường sẽ cung cấp các phương thức quản lý khác nhau cho bạn từ cổng website đến các giao thức API như Remote Desktop, SSH hay ngay cả trên các thiết bị di động. Đó là điều mà thông thường các nhà cung cấp VPS không làm được.

8. Dùng bất cứ hệ điều hành mẫu nào mà bạn muốn

Đối với các VPS khác nhau trên cùng một máy chủ vật lý, bắt buộc bạn phải cùng dùng chung một hệ điều hành. Khi bạn muốn chuyển đổi hệ điều hành thì bạn cần phải được chuyển sang một máy chủ vật lý khác, hoạt động của VPS bạn sẽ bị gián đoạn.
Cloud Server cho phép tuỳ chọn hệ điều hành vì nó không phụ thuộc vào các máy chủ khác. Muốn chuyển đổi từ Windows sang Linux hay bất cứ hệ điều hành nào khác? Việc này sẽ được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng.

9. Tiết kiệm

Sự linh hoạt trong mở rộng và thu hẹp tài nguyên của Cloud Server sẽ kéo theo lợi ích kinh tế cho bạn. Bạn không cần phải chi trả cho tài nguyên mà bạn thực sự cần.

Khi điện toán đám mây đang dần trở nên quan trọng trong cuộc sống, bạn có muốn mình hoặc doanh nghiệp của mình đứng ngoài đà phát triển của xã hội?

Những Ưu Điểm Của Dịch Vụ Cho Thuê Server

Ưu điểm của dịch vụ cho thuê server.

Với dịch vụ cho thuê server dùng riêng khách hàng được trang bị máy chủ riêng và IP tĩnh để truy cập quản trị máy chủ từ xa. Quý khách có thể cùng một lúc sử dụng được nhiều dịch vụ như: website, Email, truyền file,…


Khách hàng sẽ được bộ phận kinh doanh tư vẫn lựa chọn cấu hình máy chủ phù hợp và hệ điều hành ứng dụng. Với dịch vụ thuê server, khách hàng có thể tự quản trị từ xa và cài đặt các phần mềm, ứng dụng theo nhu cầu mà không bị giới hạn về tài nguyên của máy nhờ vào khả năng linh hoạt trong việc nâng cấp phần cứng cũng như phần mềm.Với những đổi thay trong việc phát triển từ thương mại điện tử, nhu cầu áp dụng công nghệ thông tin vào doanh nghiệp ngày càng lớn.chúng tôi Với việc quản trị cơ sở dữ liệu từ xa bằng các phần mềm chuyên dụng.cung cấp dịch vụ cho thuê server và cho thuê chỗ đặt server để quý khách xử lý các yêu cầu từ đơn giản tới phức tạp như: quản trị web, thương mại điện tử, email, quản trị cơ sở dữ liệu (ERP, CRM…), ứng dụng trực tuyến.

với dịch vụ cho thuê server thì máy chủ hoạt động ổn định, liên tục nhờ các hệ thống điều hòa, UPS, máy phát điện dự phòng và chống sét, chống cháy. Sẵn sàng sử dụng và hỗ trợ kết nối đến các dịch vụ, hệ thống CNTT chuyên nghiệp khác của các Trung tâm dữ liệu, các ISP khác.

Data Center do chúng tôi hợp tác khai thác, vận hành là những Data Center lớn nhất Việt Nam và Quốc tế được kết nối đến nhiều ISP mang đến cho Khách hàng một dịch vụ thuê server kết nối Internet nhanh, ổn định và liên tục.

HP ra mắt dòng máy chủ mới ProLiant Gen 9

HP Việt Nam vừa công bố một danh mục mới của máy chủ HP ProLiant thế hệ 9 (Gen9) nhằm giúp khách hàng hạ thấp chi phí và độ phức tạp, tăng cường triển khai dịch vụ CNTT và hỗ trợ tăng trưởng kinh doanh.


Với các tính năng công nghệ mới và thiết kế được tối ưu hóa theo từng ứng dụng, danh mục máy chủ mới này sẽ giúp HP củng cố tầm nhìn về điện toán - công nghệ tương lai cho trung tâm dữ liệu.

Các máy chủ HP ProLiant Gen9 mới được thiết kế để vượt qua những thách thức này, cung cấp các tài nguyên tính toán linh hoạt, có khả năng mở rộng và phát triển dựa trên các mục tiêu kinh doanh của từng công ty. Sự kết hợp giữa máy chủ HP ProLiant HP Gen9 và các Dịch vụ Công nghệ của HP sẽ giúp khách hàng khai thác những sáng tạo mới về điện toán, trong khi vẫn có thể chuyển đổi cơ sở hạ tầng truyền thống của họ sang một mô hình CNTT mới một cách chủ động và linh hoạt.

Danh mục máy chủ HP ProLiant Gen9 mới là một dấu mốc triển khai quan trọng trong chiến lược điện toán của HP nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu CNTT với một kho tài nguyên xử lý khổng lồ có thể được đặt ở bất cứ nơi nào, cũng như khả năng mở rộng để hỗ trợ các ứng dụng bất kỳ và luôn sẵn sàng ở mọi thời điểm. Những chiếc máy chủ này được tối ưu hóa cho các môi trường hội tụ, điện toán đám mây và các môi trường được định nghĩa bằng phần mềm cũng như được trang bị những sáng tạo công nghệ mới như: Ứng dụng tăng tốc độ PCIe riêng có của HP và công nghệ bộ nhớ HP DDR4 SmartMemory để tăng cường khả năng tính toán. Giải pháp quản lý hội tụ trên nhiều máy chủ, thiết bị lưu trữ và kết nối mạng để hỗ trợ một môi trường được định nghĩa bằng phần mềm. Thiết lập, giám sát và bảo trì phần mềm nhanh hơn bằng giải pháp quản lý nhúng tin cậy, an toàn và sáng tạo, bao gồm cả UEFI và các API RESTful dành cho môi trường điện toán đám mây lai. Các tính năng PCIe Accelerators, HP SmartCache và HP FlexFabric adapter giúp nâng cao hiệu suất.

Với danh mục giải pháp máy chủ HP ProLiant Gen9, một danh mục được thiết kế để chạy các ứng dụng hiện đại, nhằm hỗ trợ các mục tiêu kinh doanh quan trọng của doanh nghiệp, chẳng hạn như cung cấp dịch vụ di động mới cho nhân viên hoặc khách hàng trong vài phút, chuyển dữ liệu về hành vi khách hàng thành những thông tin hỗ trợ ra quyết định trong vòng vài giây, và nắm bắt các cơ hội kinh doanh theo thời gian thực.

Máy chủ HP ProLiant Gen9 bao trùm bốn kiến ​​trúc - máy chủ phiến (blade), máy chủ rack, máy chủ tháp (tower) và máy chủ mở rộng (scale-out) để cung cấp cho các tổ chức khả năng: Tăng gấp ba lần năng lực tính toán, đồng thời nâng cao hiệu quả của nhiều ứng dụng khác nhau với tổng chi phí sở hữu thấp hơn bằng khả năng tối ưu hóa thiết kế và tự động hóa; Tăng tốc độ triển khai dịch vụ CNTT và đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng tới 66 lần khi được kết hợp với các tính năng quản lý hội tụ HP OneView sẽ được đưa ra thị trường vào cuối năm nay; đồng thời cải thiện hiệu năng của các ứng dụng kinh doanh trọng yếu tới bốn lần để thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh bằng những sáng tạo độc đáo về lưu trữ, bộ nhớ và mạng của HP.

Tìm Hiểu Về Bo Mạch Máy Chủ

Bo mạch chủ máy chủ

Các bo mạch chủ máy chủ (Server motherboards) mang đến cho người dùng một hệ thống quản lý hiệu quả và dễ dàng cho dù bạn không có nhiều kinh nghiệm về mạng.


Bo mạch chủ máy chủ là trung tâm năng lượng cho internet và điện toán đám mây. Chúng là những bảng mạch trong máy tính và là "bộ não" của máy chủ, chúng thường xử lý hàng tỷ lệnh mỗi giây. Điện toán đám mây đã thúc đẩy sự phát triển của hệ thống máy chủ tại các trung tâm dữ liệu do sự gia tăng của các thiết bị di động như điện thoại thông minh, máy tính bảng và các thiết bị video đã tăng theo cấp số nhân do nhu cầu về video, các ứng dụng và các dịch vụ tương tự trên internet.

Trung tâm dữ liệu được giữ trong nhiệt độ ổn định để máy chủ có thể hoạt động bình thường, và một nguồn điện luôn luôn ổn định là rất quan trọng. 

Thiết bị điện tử cho các bo mạch chủ máy chủ nên được bảo vệ khi cao áp (ví dụ, nước dâng, ESD) và hạ áp (ví dụ,:power dips, hot swaps...) và những nhiễu điện khác. Bảo vệ đạt được nhờ bộ lọc (ví dụ, chế độ loại phổ biến của cuộn cảm), bộ kẹp điện áp (ví dụ, sử dụng bộ giảm điện áp chuyển tiếp ), bảo vệ sự tích hợp giữa IC và chip, và các phương pháp khác.

Không Phải Ai Cũng Biết Về Cpu Server

Các CPU server hiện nay thường được xây dựng trên nền tảng Intel Xeon. Với những ưu điểm vượt trội, các dòng Intel Xeon đã đưa Intel trở thành một hãng nổi tiếng trên thị trường CPU server.

CPU server là gì?

CPU (Central Processing Unit) hay đơn vị xử lý trung tâm, cũng giống như CPU PC hay Laptop, CPU server có thể được xem như não bộ, bộ phận cốt lõi nhất của máy vi tính. Nhiệm vụ chính của CPU server là lưu trữ dữ liệu và quản lý các máy tính khác trong cùng một hệ thống.

CPU server là một mạch xử lý dữ liệu theo chương trình được thiết lập trước. Nó là một mạch tích hợp phức tạp gồm hàng triệu transitor trên một bảng mạch nhỏ.



CPU server có những đặc điểm gì?

Về cấu tạo, một CPU server gồm 3 bộ phận chính

Bộ điều khiển ( Control Unit ): Là các vi xử lí có nhiệm vụ thông dịch các lệnh của chương trình và điều khiển hoạt động xử lí, được điều tiết chính xác bởi xung nhịp đồng hồ hệ thống. Mạch xung nhịp đồng hồ hệ thống dùng để đồng bộ các thao tác xử lí trong và ngoài CPU theo các khoảng thời gian không đổi. 

Bộ số học-logic (ALU-Arithmetic Logic Unit): Có chức năng thực hiện các lệnh của đơn vị điều khiển và xử lý tín hiệu. Theo tên gọi, đơn vị này dùng để thực hiện các phép tính số học ( +,-,*,/ ) hay các phép tính logic (so sánh lớn hơn,nhỏ hơn…)

Thanh ghi ( Register ): Thanh ghi có nhiệm vụ ghi mã lệnh trước khi xử lý và ghi kết quả sau khi xử lý.

Về tính năng, CPU server có những ưu điểm vượt trội hơn so với một CPU PC thông thường.

Số nhân/số luồng

Các CPU PC thường sử dụng những chip 2 nhân và 4 nhân, 6 nhân rất ít xuất hiện trên thị trường phổ thông, còn 8 nhân trở lên (CPU đa nhân) chỉ dành cho các CPU server. Khi máy tính được trang bị một CPU đa nhân sẽ có thể làm nhiều việc cùng một lúc (đa nhiệm), hoặc làm một việc lớn nhanh hơn bình thường. Ta cứ hình dung 1 CPU đa nhân sẽ giống một quầy thu ngân, càng có nhiều nhân viên thì cùng lúc sẽ tính tiền được cho nhiều khách hàng hơn. Ngoài ra, các CPU server còn sử dụng công nghệ có tên gọi là “siêu phân luồng”. Công nghệ này sẽ giúp cải tiến hiệu năng của chip một cách đáng kể.

Bộ nhớ cache

Bộ nhớ cache thường có ở Chíp, Ram và cả trên ổ cứng. Do đọc dữ liệu từ cache nhanh hơn đọc từ đĩa cứng nên tốc độ của cả hệ thống cũng như của ứng dụng tăng đáng kể. Cache càng lớn thì CPU càng ít phải dùng đến bộ nhớ chính để lưu thông tin và lệnh, nhờ vậy tốc độ hệ thống nhanh hơn. Cache của máy chủ cao hơn gấp nhiều lần so với cache trên các PC. Cụ thể là cache  của máy chủ là 24MB (Xeon E7), cache trên các PC là 6MB (core i7).

Speed (Tốc độ xử lý), xung nhịp

CPU PC tốc độ xử lý xung nhịp nhanh, đáp ứng nhanh và tức thời. CPU PC thích hợp với làm việc cá nhân, chơi game. Nhưng do xung nhịp cao nên CPU dễ nóng và độ bền thấp hơn CPU server.

Socket (đế cắm của CPU trên mainboard)

Các loại socket CPU server phổ biến: LGA 2011, LGA1155, LGA 1366, LGA 1356 và socket mới nhất – LGA 1150. Trong các socket này, LGA1155 là socket sẽ có vòng đời thấp nhất và không lâu nữa sẽ bị ngừng phát triển để nhường đường cho LGA1150. Theo lộ trình của Intel, LGA1150 và LGA2011 sẽ còn được phát triển trong ít nhất vài năm tới đây.  

Đặc biệt, Socket của CPU server còn hỗ trợ các giao tiếp tốc độ cao như RAM ECC, HDD SCSI - SAS, Raid hay hỗ trợ gắn nhiều CPU,....

Máy Chủ Ảo (Vps) Là Gì? Ưu Điểm Của Máy Chủ Ảo

Máy chủ ảo là gì? 

Máy chủ ảo (tiếng Anh là Virtual Private Server – VPS) là dạng máy chủ được tạo ra bằng phương pháp phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ khác nhau có tính năng tương tự như máy chủ riêng (dedicated server), chạy dưới dạng chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý ban đầu. Khác với hosting sử dụng phần mềm quản lý (hosting control panel) để khởi tạo và quản lý các gói hosting, VPS được tạo ra nhờ công nghệ ảo hóa. Số lượng VPS luôn thấp hơn nhiều lần so với số lượng hosting nếu cài đặt trên cùng một hệ thống server, do đó tính ổn định và hiệu suất sử dụng tài nguyên của VPS luôn vượt trội so với hosting. Một VPS có thể chứa hàng trăm hosting khác nhau.



Máy chủ ảo phù hợp để xây dựng các hệ thống Mail Server, Web Server, Backup/Storage Server... dùng riêng hoặc truyền tải file dữ liệu giữa các chi nhánh với nhau một cách nhanh chóng, thuận tiện và bảo mật; dễ dàng nâng cấp tài nguyên và tái tạo lại hệ điều hành khi gặp sự cố hệ thống với thời gian thực hiện rất nhanh mà không cần cài đặt lại từ đầu.

Máy chủ ảo như một giải pháp dung hòa giữa hosting và máy chủ riêng (dedicated server) theo cả khía cạnh chi phí và cách thức vận hành. Vì vậy đây là giải pháp phù hợp cho các cá nhân hoặc doanh nghiệp muốn có một hệ thống máy chủ riêng biệt, toàn quyền quản lý với chi phí thấp.

Các ưu điểm của máy chủ ảo

- Toàn quyền quản lý với tính năng như một máy chủ độc lập.

- Độ ổn định và bảo mật cao.

- Dễ dàng nâng cấp tài nguyên mà không làm gián đoạn dịch vụ.

- Quản trị từ xa, cài đặt các phần mềm và ứng dụng theo nhu cầu.

- Cài đặt lại hệ điều hành nhanh, chỉ từ 5-10 phút.

- Tiết kiệm được chi phí đầu tư máy chủ.

Tìm Hiểu Về Tower Máy Chủ

Tower máy chủ là một thuật ngữ của phần cứng, hiểu một cách đơn giản đó là thiết bị bao quanh bên ngoài server, bảo vệ các phần cứng bên trong server, hay còn gọi là thùng máy. Thùng máy thường có dạng nằm ngang (Rack Mount) và dạng đứng (dạng tháp) chính là Tower máy chủ.



Có nhiều dạng server với đủ các hình dạng và kích cỡ khác nhau. Tower máy chủ (dạng tháp) được thiết cho các tổ chức hay các chi nhánh văn phòng, với cơ sở hạ tầng bao gồm 1 hay 2 server. Các thành phần xây dựng 1 con server thường có chất lượng hơn so với các thành phần trong 1 workstation (máy trạm). Dạng tower máy chủ này thường được thiết kế để giảm thiểu chi phí trong khi vẫn cung cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có cảm giác quen thuộc khi sử dụng.

Ưu và nhược điểm của tower máy chủ

- Ưu điểm:

Làm mát dễ dàng hơn, bởi vì mật độ thành phần tổng thể là khá thấp.

Khả năng mở rộng, bởi vì một số lượng không giới hạn của máy chủ có được thêm vào một mạng lưới hiện có.

- Nhược điểm:

Một tập hợp các tower máy chủ sẽ cồng kềnh và nặng hơn so với một máy chủ phiến tương đương hoặc tập hợp các máy chủ rack.

Cáp cho một tập lớn các tower máy chủ có thể phức tạp.

Một nhóm các số máy chủ tháp làm mát bằng không khí ở một vị trí duy nhất có thể sẽ gây ồn ào vì mỗi tháp đòi hỏi một quạt chuyên dụng.

Đánh Giá Máy Chủ Lifecom Super Server Dành Cho Doanh Nghiệp

Với những tính năng như khả năng xử lý và mở rộng dễ dàng, độ ổn định cao, nhiều tiện ích trong quản lý cùng với chi phí hợp lý trong tình hình kinh tế khó khăn, máy chủ Lifecom Super đã thu hút được sự quan tâm và lựa chọn của nhiều doanh nghiệp.



Lifecom Super Server được thừa hưởng hầu hết công nghệ từ Supermicro, là thương hiệu Việt gây được uy tín trong thời gian qua. Lifecom Super Server mở ra một cơ hội mới cho việc chọn một máy chủ cho doanh nghiệp.

Máy chủ Lifecom Super với bộ vi xử lý Intel Xeon E5-2600/2400 series cải thiện 80% hiệu suất làm việc so với thế hệ trước, tăng gấp 3 lần khả năng truyền dữ liệu. Cung cấp hiệu năng vượt trội cho các ứng dụng của doanh nghiệp và với thiết kế năng lượng hiệu quả có thể hỗ trợ nhiều CPU, nhiều bộ nhớ và dung lượng dữ liệu đến hàng terabyte, có khả năng mở rộng dễ dàng.

Sử dụng bộ xử lý Intel Xeon E5-2600/2400 Series, Lifecom Super cung cấp hiệu năng hệ thống cao cấp với bộ vi xử lý 8-core và tốc độ 2,9 GHz, lên đến 20 MB bộ nhớ cache L3 và hai tương kết dẫn 8GT/s QPI tối đa hóa việc thực hiện đồng thời của các ứng dụng. Hiệu năng hệ thống thông minh và tích hợp với Intel Turbo Boost Technology 2.0 cho phép các lõi CPU chạy ở tốc độ tối đa trong khối lượng công việc cao.

Để tái khẳng định cam kết của Intel trong việc cung cấp một nền tảng phần cứng an toàn hơn, E5-2600/2400 được tích hợp công nghệ Advanced Encryption Standard New Instruction (Intel AESNI) giúp các hệ thống nhanh chóng mã hóa và giải mã dữ liệu đang chạy trên một loạt các ứng dụng và thao tác. Trong khi Intel Trusted Execution Technology (Intel TXT) tạo nên một nền tảng đáng tin cậy để giảm rò rỉ cơ sở hạ tầng, đề phòng các cuộc tấn công nguy hiểm.

Giảm lượng điện tiêu thụ cũng là vấn đề rất được quan tâm nên Intel Xeon E5-2600/2400 Series cũng tập trung vào việc giảm tổng chi phí cho người sử dụng bằng cách cải thiện hiệu suất năng lượng hơn 50% so với trước. Những bộ vi xử lý này cung cấp các công cụ giám sát và kiểm soát việc sử dụng năng lượng như Intel Node Manager và Intel Datacenter Manager giúp cung cấp năng lượng hoạt động thực, chính xác và các dữ liệu nhiệt đến bảng điều khiển quản lý hệ thống.

Ngoài ra, với CPU Xeon E5 được tích hợp khả năng hoạt động với 4 kênh RAM DDR3 nhưng có thể hỗ trợ lên đến 256 GB RAM. Hiệu suất năng lượng của Xeon E5 2600 cũng giảm 50% so với dòng 5600 trước đó, giải quyết bài toán điện năng trong các Data Center.

Ngoài việc sử dụng ổ đĩa cứng SATA/SAS, Lifecom Super còn có thể sử dụng các ổ đĩa trạng thái rắn (SSD) thay vì ổ đĩa truyền thống (ổ cứng quay) có thể cải thiện đáng kể hiệu năng I/O. Ổ SSD có thể hỗ trợ lên đến hơn 100 lần các hoạt động I/O mỗi giây (IOPS) so với một ổ cứng thông thường. Với sức mạnh tính toán bộ vi xử lý Intel Xeon E5-2600/2400 Series bạn có thể giảm chi phí trong khi vẫn duy trì tốc độ và độ tin cậy cao. Ứng dụng cho cơ sở dữ liệu, ảo hóa, các ứng dụng doanh nghiệp, file server, email, web,…. và các ứng dụng điện toán đám mây. Mặt khác, Lifecom Super hỗ trợ RAID đảm bảo an toàn cho việc bảo vệ dữ liệu, thời gian hoạt động hệ thống tốt hơn cũng như khả năng Hot-Swap giúp việc thay thế ổ đĩa cứng dễ dàng mà không cần tắt hệ thống.

Chức năng quản lý từ xa IPMI, máy chủ LifeCom Super E5-2600/2400 Series giúp người quản lý không cần phải trực tiếp thao tác tại nơi đặt máy chủ vẫn có thể hoàn toàn quản lý được máy chủ. Ngoài ra, hệ thống cảnh báo sớm sẽ gửi những cảnh báo sớm về hệ thống qua email giúp quản trị viên có thể nắm bắt tình hình máy chủ kịp thời. Từ đó đưa ra những quyết định xử lý sớm nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ shutdown hệ thống.

Dựa trên những tính năng vượt trội của mình có thể cung cấp thời gian hoạt động bền vững để giữ cho các ứng dụng quan trọng và công cụ quản lý toàn diện giúp triển khai hệ thống một.

Với dịch vụ tại chỗ (Onsite Service), được xây dựng từ nền tảng chúng tôi là đối tác Intel Authorized Service Provider (IASP) nếu máy chủ, máy trạm gặp sự cố, khách hàng chỉ cần liên lạc với công ty. Sau khi khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin như tên, mã sản phẩm, ngày mua… cho bộ phận tiếp nhận, trong vòng 8 giờ đồng hồ, kỹ sư sẽ đến tận nơi đặt máy chủ của khách hàng để tiếp nhận thiết bị và làm các thủ tục cần thiết. Dịch vụ bảo hành tận nơi được triển khai tại Hà Nội, TP. HCM và tiếp tục mở rộng trong thời gian sắp tới.

Những Công Nghệ Ảo Hóa Máy Chủ Phổ Biến Hiện Nay

Công nghệ ảo hóa VPS hay Máy chủ ảo (Virtual Private Server-VPS) là dạng máy chủ được tạo ra bằng cách phân chia 1 máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ khác nhau có tính chất như một máy chủ riêng biệt (dedicated server), chạy dưới dạng chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý ban đầu).Máy chủ ảo được tạo ra bởi công nghệ ảo hóa, tùy thuộc vào công nghệ ảo hóa nào được sử dụng mà các máy chủ ảo có các tính chất chia sẻ tài nguyên khác nhau.

Khi bạn xác định sẽ sử dụng VPS thay vì Shared Hosting, bạn tìm kiếm trên Internet và bắt đầu nhận ra rằng, có rất nhiều loại VPS khác nhau: Windows VPS, Linux VPS, OpenVZ VPS, Xen VPS, VMWareVPS… bạn hoang mang không biết chúng khác gì nhau, cái nào có ưu điểm gì, nhược điểm gì, nên chọn cái nào để phù hợp với nhu cầu của bạn?

Các thông tin phân loại trên: OpenVZ, Xen hay VMWare thực chất là công nghệ ảo hóa VPS (Virtual Platform) mà nhà cung cấp dịch vụ VPS sử dụng để phân chia 1 máy chủ vật lý thành các máy chủ ảo khác nhau, mỗi công nghệ có ưu nhược điểm riêng như sau:



1. OpenVZ VPS

OpenVZ (Open Virtuozzo) là một hệ thống cấp công nghệ ảo hóa hoạt động dựa trên nhân Linux. OpenVZ cho phép một máy chủ vật lý để chạy nhiều trường hợp hệ điều hành riêng biệt, được gọi là container, máy chủ riêng ảo (VPSS), hoặc môi trường ảo (VES).

OpenVZ không thực sự ảo hóa, nó sử dụng chung 1 nhân Linux đã được sửa đổi và do đó chỉ có thể chạy duy nhất hệ điều hành Linux, như vậy tất cả các máy chủ ảo VPS cũng chỉ có thể chạy được Linux với chung 1 công nghệ và phiên bản Kenel. Tuy nhiên, do không có nhân riêng nên nó rất nhanh và hiệu quả, nhưng đó cũng chính là nhược điểm của nó khi tất cả các máy chủ phải sử dụng chung 1 nhân duy nhất.

Nhược điểm nữa của OpenVZ là việc cấp phát bộ nhớ không được tách biệt, nghĩa là bộ nhớ được cấp phát cho 1 máy chủ VPS này lại có thể bị sử dụng bởi VPS khác trong trường hợp VPS kia yêu cầu. Nó cũng sử dụng hệ thống file dùng chung, vì thế mối VPS thực chất chỉ là 1 Thư mục được change root. Phiên bản mới của OpenVZ cho phép mỗi VPS có thể có hệ thống file system riêng của chính nó. Với việc “ảo hóa” thư mục thành VPS như vậy, có thể copy 1 VPS bằng cách copy thư mục, rồi thay đổi cấu hình phù hợp và start nó lên như 1 VPS mới.

2. XEN VPS

XEN là công nghệ ảo hóa thực sự cho phép chạy cùng lúc nhiều máy chủ ảo VPS trên 1 máy chủ vật lý.

Công nghệ ảo hóa XEN cho phép mỗi máy chủ ảo chạy nhân riêng của nó, do đó VPS có thể cài được cả Linux hay Windows Operating system, mỗi VPS có hệ thống File System riêng và hoạt động như 1 máy chủ vật lý độc lập.

Tài nguyên cung cấp cho máy chủ VPS XEN cũng độc lập, nghĩa là mỗi máy chủ XEN được cấp 1 lượng RAM, CPU và Disk riêng, nó đảm bảo rằng máy chủ VPS của bạn sẽ được cung cấp đủ tài nguyên như lúc đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ.

Do công nghệ XEN yêu cầu tài nguyên vật lý đầy đủ cho mỗi VPS, do đó nhà cung cấp dịch vụ cũng phải tăng cường tài nguyên vật lý trên máy chủ thật, dẫn đến máy chủ VPS sử dụng công nghệ XEN thường có giá đắt hơn công nghệ OpenVZ.

3. VMWare VPS

Công nghệ ảo hóa VMWare do công ty VMWare phát triển, nó hỗ trợ ảo hóa từ mức phần cứng. Công nghệ này thường áp dụng cho các công ty lớn như ngân hàng, và ít được sử dụng cho các VPS thương mại bán trên thị trường.

4. KVM (Kernel-based Virtual Machine)

KVM là công nghệ ảo hóa mới cho phép ảo hóa thực sự trên nền tảng phần cứng. Do đó máy chủ KVM giống như XEN được cung cấp riêng tài nguyên để sử dụng, tránh việc tranh chấp tài nguyên với máy chủ khác trên cùng node. Máy chủ gốc được cài đặt Linux, nhưng KVM hỗ trợ tạo máy chủ ảo có thể chạy cả Linux, Windows. Nó cũng hỗ trợ cả x86 và x86-64 system.

Chưa có thống kê chính thức về ưu điểm của KVM so với XEN, tuy nhiên XEN được phát triển trước KVM khoảng 10 năm nên có thể được hoàn thiện hơn, trong khi KVM được phát triển mới nên được tiếp thu các công nghệ mới hơn và tránh những sai lầm không đáng có. Do đó, việc lựa chọn VPS chạy XEN hoặc KVM là tùy thuộc vào sở thích của bạn cũng như uy tín của nhà cung cấp hosting.

Hướng Dẫn Cách Chọn Và Phần Mềm Dùng Cho Ảo Hóa

Ảo hóa giúp việc quản trị đơn giản cũng như giảm chi phí. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn cách chọn máy chủ và phần mềm dùng cho ảo hóa.

Bằng cách dùng một máy chủ vật lý để chạy nhiều máy chủ ảo hóa, bạn có thể giảm nhiều chi phí hoạt động cũng như chi phí đầu tư

Hiện nay, gần như không thể mua máy chủ mà không phải là loại đa nhân nhưng nhiều doanh nghiệp nhỏ (dưới 100 nhân viên) lại yêu cầu máy chủ không cần quá mạnh như vậy. Tuy nhiên, nếu tuân theo yêu cầu trên thì khả năng là doanh nghiệp nhỏ sẽ trang bị máy chủ vật lý vừa đắt tiền, ít hiệu quả vừa tiêu tốn nhiều năng lượng, tỏa nhiều nhiệt. Đó là lý do vì sao nên mua máy chủ đa nhân – có 4, 6 hay thậm chí 12 nhân trên một bộ xử lý – để lưu trữ máy chủ ảo hóa, phù hợp cho mọi quy mô hoạt động của doanh nghiệp.



Chọn máy chủ lưu trữ

Quyết định sự thành công máy chủ ảo hóa trong môi trường có quy mô nhỏ hơn bắt đầu bằng máy chủ lưu trữ vật lý (host). Mặc dù nó sẽ chịu trách nhiệm cho việc lưu trữ hàng tá máy chủ ảo, nhưng lại yêu cầu tài nguyên trên bộ xử lý (CPU) ít hơn bạn nghĩ.

Tùy theo phần mềm ảo hóa (chẳng hạn hypervisor), bạn sẽ có thể chạy máy chủ ảo hóa trên CPU 4 hoặc 6 nhân. Lý do là hầu hết máy chủ ảo hóa được vận hành gần như ở trạng thái duy trì (idle) trong phần lớn thời gian. Khi máy chủ ảo hóa bắt đầu chạy, tài nguyên của chúng có khuynh hướng chia ra cho CPU, RAM, đĩa cứng và truy xuất mạng vào/ra, trong đó chỉ một số máy chủ ảo yêu cầu tài nguyên CPU đáng kể. Bằng cách tận dụng ưu điểm này, bạn có thể phối hợp chặt chẽ nhiều máy chủ vật lý trên cùng một máy chủ lưu trữ duy nhất.

Tuy nhiên, đối với các máy chủ cơ sở dữ liệu, tải dữ liệu nhiều không thích hợp cài đặt trên máy chủ ảo hóa. Tất cả tùy thuộc vào tài nguyên phần cứng trên máy chủ lưu trữ, tính năng phần mềm ảo hóa, và cũng tùy thuộc vào những quy định của máy chủ ảo hóa. Việc thiết lập và kiểm tra các yêu cầu này trước khi thực hiện là điều không quá khó.

Chọn phần cứng, một nguyên tắc cần nhớ là chọn CPU đa nhân và có tốc độ xung nhịp lớn dành cho máy chủ lưu trữ; nếu bạn chọn giữa CPU 4 nhân tốc độ 2,93GHz và CPU 6 hoặc 12 nhân tốc độ 2,4GHz, bạn nên chọn CPU 6 hoặc 12 nhân. Bởi vì khả năng chia tải máy chủ ảo trên CPU đa nhân nhanh hơn, hiệu suất hoạt động đồng bộ hơn trên tất cả máy chủ ảo.

RAM và đĩa cứng

Máy chủ lưu trữ ảo hóa có thể luôn dùng nhiều bộ nhớ hệ thống (RAM), vì vậy hãy trang bị càng nhiều RAM càng tốt, và lựa chọn loại RAM nhanh nhất có thể. Mặt khác, việc phân bổ RAM cũng bị khống chế khắt khe hơn nhiều so với CPU. Càng nhiều RAM, bạn càng có thể có nhiều máy chủ ảo hóa.

Trong môi trường nhỏ hơn, bạn có thể không cần mạng lưu trữ hay thiết bị lưu trữ qua mạng để lưu ảnh máy chủ ảo hóa, vì máy chủ lưu trữ sẽ chịu trách nhiệm cho công việc này. Trong trường hợp đó, càng nhiều đĩa cứng càng tốt. Yêu cầu chung, ổ đĩa SATA chạy RAID 5 hay RAID 6 thì đủ đáp ứng, mặc dù ổ đĩa cứng SAS (Serial Attached SCSI) cung cấp hiệu suất hoạt động hiệu quả hơn.

Phần mềm ảo hóa

Bạn có nhiều lựa chọn phần mềm miễn phí. VMware Server miễn phí chạy trên Windows hay Linux. Phần mềm ảo hóa cần hệ điều hành để cung cấp các yêu cầu chính cho hoạt động và chúng dễ cài đặt và sử dụng. Nếu bạn muốn miễn phí hoàn toàn, hãy cài đặt Linux trên máy chủ và chạy bản VMware Server trên Linux. Nếu không, hãy cài đặt bản Windows Server 2003 hay 2008 và chạy bản VMware Server trên Windows.

VMware có bản miễn phí là VMware ESXi. Phiên bản này được xây dựng trên cơ sở của bản VMware trả phí, ổn định, nhưng VMware ESXi có một số vấn đề tương thích phần cứng, kiểm tra tương thích phần cứng tại find.pcworld.com/70448.

Hyper-V của Microsoft có lẽ tốt cho hệ thống mạng chạy Windows. Về mặt kỹ thuật, Hyper-V không miễn phí, vì nó yêu cầu mua Windows Server 2008 R2, tuy nhiên Hyper-V có giao diện đơn giản và tích hợp tốt vào hệ điều hành. Nếu máy chủ ảo hóa chạy trên máy chủ lưu trữ Windows Server 2008, bạn có thể nghĩ đến việc mua bản quyền. Mua Windows Server 2008 R2 cho phép chạy 4 máy chủ Windows Server 2008 ảo, chỉ với 1 bản quyền.

Bạn cũng có thể chọn lựa tùy chọn khác, chẳng hạn như XenServer của Citrix. Phiên bản miễn phí này có tính năng có thể không bằng bản miễn phí của VMware, chẳng hạn quản lý nhiều máy chủ. XenServer không theo trào lưu như các phần mềm khác, nhưng nó có thể tải về và cài đặt miễn phí, và không cần dựa vào hệ điều hành hay bản quyền hệ điều hành nào.

Card mạng

Trong nhiều trường hợp, máy chủ vật lý chỉ dùng 1 hay 2 card mạng để hỗ trợ toàn bộ môi trường ảo hóa, nhưng nếu bộ chuyển mạch mạng (switch) cho phép bạn gộp đường kết nối để tăng băng thông cho máy chủ ảo thì rất tốt. Việc gộp 2 hay nhiều card mạng tốc độ gigabit, giúp bạn tạo một card mạng ảo lớn hơn, hỗ trợ nhiều băng thông hơn cho người dùng và cho các máy chủ vật lý khác trên mạng. Nhiều bộ chuyển mạch tầm trung hỗ trợ tính năng này.

Nếu bộ chuyển mạch mạng thiếu tính năng gộp đường kết nối, bạn có thể dành một card mạng cho một máy chủ có tải nhiều nhất. Card mạng gigabit giờ cũng khá rẻ, vì vậy hãy trang bị ít nhất 4 card mạng gigabit cho máy chủ vật lý.

Nguồn điện

Bạn thường thấy một số máy chủ chỉ có một nguồn cung cấp điện duy nhất, nhưng nếu bạn chạy nhiều máy chủ ảo hóa trên một máy chủ lưu trữ, bạn nên đầu tư thêm bộ nguồn chạy chế độ dự phòng. Tất cả máy chủ ảo hóa của bạn đều phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn điện cung cấp của máy chủ vật lý. Việc trang bị nguồn điện dự phòng khá đáng giá nếu bạn dư giả.

Những Kiến Thức Cơ Bản Về Công Nghệ Ảo Hóa

Đối với những người hay sử dụng máy tính, chắc hẳn chúng ta đã từng hoặc rất thường xuyên nghe về việc tạo máy chủ ảo, máy tính ảo hay đơn giản ở cấp thấp hơn như tạo ổ đĩa ảo hay RAM ảo… Vậy công nghệ ảo hoá là gì? Lợi ích của công nghệ ảo hoá là gì? Nguyên lý của công nghệ ảo hoá server?

Công nghệ ảo hóa là gì?

Công nghệ ảo hoá được thiết kế để tạo ra tầng trung gian giữa hệ thống phần cứng máy tính và phần mềm chạy trên nó. Thường thấy nhất là công nghệ ảo hóa máy chủ, từ một máy vật lý đơn lẻ có thể tạo thành nhiều máy ảo độc lập (VPS). Mỗi một máy ảo VPS đều được thiết lập nguồn hệ thống riêng lẻ, hệ điều hành riêng và các ứng dụng riêng. Tuy nhiên trong vài năm gần đây sản phẩm máy chủ ảo cloud (hay còn gọi là Cloud Server), máy chủ áo độc lập được khởi tạo từ một hạ tầng ảo hoá do nhiều máy chủ vật lý liên kết tạo thành.

Công nghệ ảo hóa có nguồn gốc từ việc phân chia ổ đĩa, phân chia một ổ đĩa thực thành nhiều ổ đĩa ảo. Vào những năm 1990, công nghệ ảo hóa chủ yếu được sử dụng để tái tạo lại môi trường người dùng trực tiếp trên một phần của phần cứng máy lớn. Nếu một nhà quản trị CNTT muốn chạy một phần mềm mới và muốn xem nó hoạt động như thế nào trên các hệ điều hành khác nhau như Windows NT và Linux, thì anh ta cần đến công nghệ ảo để tạo ra môi trường người dùng khác nhau.



Tại sao cần công nghệ ảo hoá?

Khi doanh nghiệp phát triển, sự mở rộng của hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) là điều bắt buộc. Lúc này, thông thường bộ phận CNTT phải dành 70% ngân sách của mình để duy trì hạ tầng, số ít còn lại là để phục vụ nhu cầu cải tiến của Doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp lâu đời sử dụng hạ tầng CNTT cũ, mà cấu trúc của những máy tính thập niên 80, 90 này được thiết kế chỉ để chạy trên một hệ điều hành và một ứng dụng trong một lần. Dẫn tới việc một trung tâm dữ liệu nhỏ phải triển khai nhiều server cho một hoạt động mà chỉ sử dụng 5% tới 15% công suất, như thế rất lãng phí và không hiệu quả.

Ngoài việc tiết kiệm chi phí thì công nghệ ảo hoá còn giúp việc quản lý và cài đặt nhanh chóng dễ dàng. Nếu trước đây, để mở rộng hạ tầng CNTT rất tốn nhân lực và thời gian thì với công nghệ ảo hoá chỉ thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn.

Công nghệ ảo hóa đem lại hiệu quả, tính sẵn sàng cao (HA) và chi phí thấp

Công nghệ ảo hóa là hướng đi hiệu quả nhất để giảm chi phí cho hạ tầng CNTT trong khi làm tăng hiệu quả và tính linh hoạt không chỉ đối với những doanh nghiệp lớn mà còn dành cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Công nghệ ảo hóa mang lại cho doanh nghiệp những tính năng:

- Chạy nhiều hệ điều hành và ứng dụng trên cùng một máy tính.

- Hợp nhất phần cứng đem lại hiệu quả to lớn từ một vài server.

- Tiết kiệm 50% hoặc hơn trên tổng số chi phí CNTT.

- Quản lý, bảo trì hạ tầng CNTT và triển khai các ứng dụng mới đơn giản và nhanh chóng.

Những Lợi Ích Mà Công Nghệ Ảo Hóa Máy Chủ Đem Lại

Các lợi ích chung của công nghệ ảo hóa server

- Công suất sử dụng lên tới 80% cho mỗi server.

- Giảm bớt các yêu cầu về phần cứng từ 10 xuống còn 1.

- Chi phí vốn và chi phí vận hành được cắt giảm một nửa, với khoản tiết kiệm hàng năm hơn 1500 USD cho mỗi server ảo mạnh mẽ, khả đáp ứng nhu cầu cao và tính sẵn sàng cao.



Cách thức hoạt động của công nghệ ảo hóa server

Điểm cốt lõi của công nghệ ảo hóa là máy ảo (VM), đó là một phần mềm riêng biệt bao gồm hệ điều hành và ứng dụng bên trong. Bởi vì mỗi máy ảo là độc lập và riêng biệt, nên nhiều máy ảo có thê chạy đồng thời trên cùng một máy chủ. Có các lớp mỏng phần mềm gọi là hypervisor tách riêng các máy ảo từ host và các máy ảo được cấp phát tài nguyên tự động theo yêu cầu sử dụng.

Cấu trúc này giúp cân bằng khả năng điện toán để mang lại:

- Nhiều ứng dụng chạy trên cùng một server, mỗi máy ảo được lập trình trên máy chủ, do đó nhiều ứng dụng và các hệ điều hành có thể cùng lúc chạy trên một host.

- Tối đa hóa công suất sử dụng và tối thiểu hóa số server: Mỗi máy chủ vật lý được sử dụng với đầu đủ công suất, cho phép giảm đáng kể chi phí nhờ sử dụng tối đa server.

- Cấp phát tài nguyên và ứng dụng nhanh chóng, dễ dàng. Máy ảo được triển khai chỉ trong một file chứa đầy đủ phần mềm với cơ chế đơn giản là copy và paste. Điều này mang đến sự đơn giản ,nhanh chóng và linh hoạt chưa từng có cho việc quản lý và cung cấp hạ tầng CNTT. Máy ảo thậm chí có thể di chuyển sang một server vật lý khác trong khi vẫn chạy, hoạt động bình thường. Doanh nghiệp có thể ảo hóa những ứng dụng quan trọng của doanh nghiệp để nâng cao hiệu suất, sự ổn định, khả năng mở rộng và giảm thiểu chi phí.

Thế Nào Là Ảo Hóa Server?

hiện nay, ảo hóa đang là xu hướng công nghệ được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp. Ảo hóa giúp tiết kiệm chi phí, điện năng, tăng khả năng quản lý tập trung. Vậy công nghệ ảo hóa là gì? Ảo hóa là công nghệ tạo ra nhiều máy ảo về mặt luận lý (logical) nhưng có đặc điểm và tính năng sử dụng tương tự như các server thật và chạy trên một server vật lý duy nhất. Trong thành phần của máy ảo, chúng ta cũng có bộ nhớ (RAM) ảo, vi xử lý (CPU) ảo, ổ cứng (HDD) ảo, card mạng (NIC) ảo...

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu khái quát thế nào là ảo hóa server và các ưu điểm, hạn chế của công nghệ này.

Thế nào là ảo hóa server?



Trong mô hình trên, server bên trái là server đơn (stand-alone), có một hệ điều hành & một ứng dụng. Đối với mô hình sử dụng này, hiếm khi server sử dụng hết tài nguyên hệ thống và đôi khi mỗi server lại có ít nhất một server khác dự phòng. Vì thế rất lãng phí tài nguyên và thiết bị server vật lý. Bên cạnh đó còn hao phí về điện, lạnh, không gian tủ rack và diện tích sàn trong phòng server.

Hai server bên phải là server ảo. Trong mỗi server có nhiều ứng dụng chạy trên nhiều hệ điều hành. Mỗi hệ điều hành/ứng dụng hoạt động độc lập với nhau. Các tài nguyên server như vi xử lý/RAM/ổ cứng được dành riêng cho từng hệ điều hành/ứng dụng. Từng đôi hệ điều hành/ứng dụng chạy trên một module phần mềm gọi là Hypervisor. Hypervisor nằm giữa lớp phần cứng vật lý và hệ thống máy ảo. Về cơ bản nó loại bỏ mối quan hệ trực tiếp giữa hệ điều hành/ứng dụng đối với phần cứng vật lý ở dưới và cung cấp nền tảng quản lý/hoạt động cho nhiều hệ điều hành/ứng dụng ảo hóa.

Những Ưu Điểm Của Công Nghệ Ảo Hóa Server

Ưu điểm của ảo hóa server:

Tài nguyên (RAM, vi xử lý,…) của server ảo được sử dụng nhiều hơn (so với server cài một hệ điều hành/ứng dụng) với nhiều hệ điều hành và ứng dụng chia sẻ trên một tài nguyên server vật lý.

Ảo hóa server cho phép sử dụng tối đa tài nguyên của server vật lý từ đó cho phép giảm số lượng server vật lý cần thiết.

Khi một server ngưng hoạt động (do phần cứng hoặc ứng dụng, hoặc do hoạt động bảo trì), vẫn có thể tránh được thời gian downtime của ứng dụng bằng cách di chuyển chúng đến một server khác. Điều này đảm bảo độ sẵn sàng cao của ứng dụng.

Các ứng dụng cũng có thể chuyển từ trung tâm dữ liệu chính đến trung tâm dữ liệu dự phòng dễ dàng giúp cho chiến lượt dự phòng (disaster recovery) hiệu quả.

Ảo hóa server tránh được việc đầu tư thừa server cho các ứng dụng.

Có thể tăng hoặc giảm tài nguyên phục vụ cho ứng dụng tùy theo nhu cầu.

Các hệ điều hành/ứng dụng hoạt động độc lập với nhau, vấn đề bảo mật được đảm bảo.

Ảo hóa server rất có ích trong môi trường thí nghiệm, demo, vì không cần phải có nhiều server vật lý.
Hạn chế của công nghệ ảo hóa server:

Tài nguyên cung cấp cho mỗi máy ảo cần phải hoạch định cẩn thận. Nếu tài nguyên được cấp ít so với thực tế thì hiệu suất ứng dụng sẽ không cao, gây ra mất hiệu quả và ngược lại. Do đó, các server được ảo hóa cần tính toán kĩ tài nguyên để việc sử dụng được hiệu quả.

Các server vật lý có vi xử lý 32 bit không nhận được đủ bộ nhớ RAM thực tế. Do đó phải đảm bảo bộ xử lý 64 bit để chạy ứng dụng ảo hóa. Tuy nhiên không phải tất cả ứng dụng đều hoạt động được trên vi xử lý 64 bit.

Chỉ có một vài vi xử lý hỗ trợ ảo hóa. Do đó để di chuyển một máy ảo từ server này sang server khác cần phải kiểm tra xem các server có cùng dòng và hỗ trợ ảo hóa không.

Chi phí của phần mềm ảo hóa, các ứng dụng quản lý, chuyên môn quản lý, có thể giới hạn việc ứng dụng ảo hóa trong các môi trường doanh nghiệp nhỏ với rất ít server.

Phần mềm chuyển đổi bên trong hypervisor kết nối nhiều máy ảo (hệ điều hành/ ứng dụng) đôi khi không thể thích hợp với cấu hình mạng có sẵn như VLAN/ QoS