Các CPU server hiện nay thường được xây dựng trên nền tảng Intel Xeon. Với những ưu điểm vượt trội, các dòng Intel Xeon đã đưa Intel trở thành một hãng nổi tiếng trên thị trường CPU server.
CPU server là gì?
CPU (Central Processing Unit) hay đơn vị xử lý trung tâm, cũng giống như CPU PC hay Laptop, CPU server có thể được xem như não bộ, bộ phận cốt lõi nhất của máy vi tính. Nhiệm vụ chính của CPU server là lưu trữ dữ liệu và quản lý các máy tính khác trong cùng một hệ thống.
CPU server là một mạch xử lý dữ liệu theo chương trình được thiết lập trước. Nó là một mạch tích hợp phức tạp gồm hàng triệu transitor trên một bảng mạch nhỏ.
CPU server có những đặc điểm gì?
Về cấu tạo, một CPU server gồm 3 bộ phận chính
Bộ điều khiển ( Control Unit ): Là các vi xử lí có nhiệm vụ thông dịch các lệnh của chương trình và điều khiển hoạt động xử lí, được điều tiết chính xác bởi xung nhịp đồng hồ hệ thống. Mạch xung nhịp đồng hồ hệ thống dùng để đồng bộ các thao tác xử lí trong và ngoài CPU theo các khoảng thời gian không đổi.
Bộ số học-logic (ALU-Arithmetic Logic Unit): Có chức năng thực hiện các lệnh của đơn vị điều khiển và xử lý tín hiệu. Theo tên gọi, đơn vị này dùng để thực hiện các phép tính số học ( +,-,*,/ ) hay các phép tính logic (so sánh lớn hơn,nhỏ hơn…)
Thanh ghi ( Register ): Thanh ghi có nhiệm vụ ghi mã lệnh trước khi xử lý và ghi kết quả sau khi xử lý.
Về tính năng, CPU server có những ưu điểm vượt trội hơn so với một CPU PC thông thường.
Số nhân/số luồng
Các CPU PC thường sử dụng những chip 2 nhân và 4 nhân, 6 nhân rất ít xuất hiện trên thị trường phổ thông, còn 8 nhân trở lên (CPU đa nhân) chỉ dành cho các CPU server. Khi máy tính được trang bị một CPU đa nhân sẽ có thể làm nhiều việc cùng một lúc (đa nhiệm), hoặc làm một việc lớn nhanh hơn bình thường. Ta cứ hình dung 1 CPU đa nhân sẽ giống một quầy thu ngân, càng có nhiều nhân viên thì cùng lúc sẽ tính tiền được cho nhiều khách hàng hơn. Ngoài ra, các CPU server còn sử dụng công nghệ có tên gọi là “siêu phân luồng”. Công nghệ này sẽ giúp cải tiến hiệu năng của chip một cách đáng kể.
Bộ nhớ cache
Bộ nhớ cache thường có ở Chíp, Ram và cả trên ổ cứng. Do đọc dữ liệu từ cache nhanh hơn đọc từ đĩa cứng nên tốc độ của cả hệ thống cũng như của ứng dụng tăng đáng kể. Cache càng lớn thì CPU càng ít phải dùng đến bộ nhớ chính để lưu thông tin và lệnh, nhờ vậy tốc độ hệ thống nhanh hơn. Cache của máy chủ cao hơn gấp nhiều lần so với cache trên các PC. Cụ thể là cache của máy chủ là 24MB (Xeon E7), cache trên các PC là 6MB (core i7).
Speed (Tốc độ xử lý), xung nhịp
CPU PC tốc độ xử lý xung nhịp nhanh, đáp ứng nhanh và tức thời. CPU PC thích hợp với làm việc cá nhân, chơi game. Nhưng do xung nhịp cao nên CPU dễ nóng và độ bền thấp hơn CPU server.
Socket (đế cắm của CPU trên mainboard)
Các loại socket CPU server phổ biến: LGA 2011, LGA1155, LGA 1366, LGA 1356 và socket mới nhất – LGA 1150. Trong các socket này, LGA1155 là socket sẽ có vòng đời thấp nhất và không lâu nữa sẽ bị ngừng phát triển để nhường đường cho LGA1150. Theo lộ trình của Intel, LGA1150 và LGA2011 sẽ còn được phát triển trong ít nhất vài năm tới đây.
Đặc biệt, Socket của CPU server còn hỗ trợ các giao tiếp tốc độ cao như RAM ECC, HDD SCSI - SAS, Raid hay hỗ trợ gắn nhiều CPU,....
0 nhận xét:
Đăng nhận xét